Thứ Tư, 24 Tháng Tư, 2024
Trang chủThời SựBiệt danh không chính thức của 5 máy bay thông dụng Lục...

Biệt danh không chính thức của 5 máy bay thông dụng Lục quân Mỹ

Tên gọi thông dụng của một số máy bay Mỹ đôi khi không phải tên gọi do các nhà sản xuất đặt.

Mỗi khi Bộ Quốc phòng Mỹ mua máy bay chiến đấu từ các tập đoàn quân sự, tên được sử dụng trong các tài liệu là tên “khai sinh” do nhà sản xuất đặt. Những cái tên này đều vô cùng mạnh mẽ và độc đáo, nhưng đối với quân đội Mỹ, chúng quá dài và đôi khi gây nhầm lẫn. Do đó, các biệt danh không chính thức dành cho máy bay chiến đấu của Mỹ đã ra đời, thậm chí còn phổ biến hơn cả tên ban đầu.

1. Biệt danh của A-10 Thunderbolt II: Warthog

A-10 Thunderbolt II với biệt danh Warthog

A-10 Thunderbolt II là tiêm kích nổi tiếng với khả năng hỗ trợ bộ binh, nhưng không còn mang tên gốc mà được đặt biệt danh là Warthog hay Hog. Biệt danh này bắt nguồn từ âm thanh của khẩu pháo tự động GAU-8 Avenger 30mm. Mỗi khi khai hỏa, nó phát ra âm thanh tương tự như tiếng gầm gừ của lợn rừng khi lao tới đối thủ.

Bên cạnh đó, ngoại hình có phần hung dữ và đặc tính bay sát mặt đất khi chiến đấu cũng giống như thói quen bới đất bằng mũi của heo rừng. Biệt danh này đã xuất hiện kể từ khi A-10 được ra mắt và nó cũng là nguồn cảm hứng cho những mẫu sơn răng nanh mà mọi người biết đến ngày nay.

2. Biệt hiệu của F-16 Fighting Falcon: Viper

Máy bay chiến đấu đa năng F-16 trở nên phổ biến với văn hóa đại chúng sau thành công của bộ phim kinh điển Đại bàng sắt.

Dù không thể so sánh với độ nổi tiếng của F-14 trong bom tấn Top Gun nhưng cái tên Fighting Falcon đã chứng minh năng lực khi là một trong những chiến đấu cơ tốt nhất thế giới từ trước đến nay được sản xuất.

F-16 Fighting Falcon với biệt danh Viper

Tuy nhiên, đối với phi công Mỹ, F-16 thường được gọi với cái tên Viper. Cái tên này xuất phát từ thiết kế mỏng và sắc cạnh của F-16, cũng như do chiếc máy bay này giống với phi thuyền Viper Mk 2 trong trò chơi Battlestar Galactica. Đặc biệt, phiên bản F-16 do Nhật Bản sản xuất là Mitsubishi F-2 có biệt danh là Viper Zero.

3. Biệt danh của F-35 Lightning II: Panther

Những chiếc tiêm kích tàng hình của Lockheed Martin có tên khai sinh rất “ngầu” nhưng hầu như chúng chỉ xuất hiện trong các tài liệu quân sự của Mỹ. Vào thời điểm ra mắt, lực lượng vũ trang Mỹ gọi F-35 là JSF, đề cập đến chương trình sản xuất máy bay chiến đấu.

F-35 Lightning II với Biệt danh Panther

Tuy nhiên, Không quân Mỹ đã đặt biệt danh cho F-35 là Panther, một cái tên lấy cảm hứng từ một chiếc máy bay chiến đấu trong Thế chiến II. Tên này sau đó lan sang hải quân và thủy quân lục chiến. Các phi công của Hải quân Mỹ đặc biệt thích biệt danh này vì nó gợi lại ký ức về chiếc tiêm kích F9F Panther từng được lực lượng này sử dụng. Cái tên Panther hiện nay nổi tiếng đến mức các học viên tại các trường quân sự gọi các phi công F-35 là “Panther Tamer”.

4. Biệt hiệu của C-17 Globemaster III: Moose

C-17 là máy bay vận tải nổi tiếng nhất của Không quân Mỹ, được sử dụng để chở mọi thứ từ binh lính, đạn dược cho đến xe tăng M1 Abrams đi khắp thế giới. Với trọng tải tối đa lên tới 77 tấn, C-17 còn được sử dụng trong các hoạt động nhân đạo khẩn cấp.

C-17 Globemaster III với Moose

Được sử dụng như một “ngựa thồ”, nhưng biệt danh của C-17 là Moose, và nó được đưa ra một lý do hơi kỳ quặc. Mỗi lần C-17 tiếp nhiên liệu, C-17 đẩy áp suất dư thừa qua các lỗ thông hơi, một quá trình tạo ra âm thanh tương tự như tiếng kêu của nai sừng tấm đang gọi bạn tình.

5. Biệt danh của F/A-18 Super Hornet: Rhino

F/A-18 Super Hornet thường được gọi là Rhino

F/A-18 Super Hornet là phiên bản nâng cấp của dòng F-18 Hornet. F/A-18 Super Horne là máy bay chiến đấu đa năng giá cả phải chăng. So với F-18 nguyên bản, Super Hornet có phần mũi lớn hơn nhiều, đó là lý do tại sao có tên Rhino. Đó cũng là một cách đơn giản để phân biệt nó với F-18 ban đầu.

Hạ Thảo (lược dịch)

Nguồn: infonet.vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục

Giá Cả Thị Trường

Bài Viết Mới