Lần đầu tiên châu Á soán ngôi nước Mỹ trở thành khu vực có nhiều tỷ phú nhất thế giới. Số lượng tỷ phú tại châu Á là 637 người, còn Mỹ là 563 người.
Theo báo cáo của ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS và công ty kiểm toán PwC năm 2016, nước Mỹ hiện có 563 tỷ phú, trong khi con số này tại châu Á là 637.
Báo cáo cho biết, cứ 3 ngày lại có một tỷ phú mới xuất hiện tại châu Á, mà tất cả là nhờ sự nổi lên của các tỷ phú Trung Quốc. 3/4 số tỷ phủ mới nổi trong năm 2016 đến từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Mặc dù số lượng tỷ phú của toàn châu Á nhiều hơn nước Mỹ, nhưng xứ cờ hoa vẫn là quốc gia nắm giữ lượng tài sản nhiều nhất thế giới.
Đứng sau châu Á và Mỹ là châu Âu với 342 tỷ phú.
Cho đến giờ, có 1.1542 tỷ phú trên toàn cầu, nắm giữ 6 ngàn tỷ USD của thế giới. So với năm 2015, lượng tài sản của các nhà giàu thế giới tăng 17%.

Trong khi khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng tăng và trở thành một vấn đề chính trị cấp thiết xuyên châu lục, các chuyên gia tin rằng số lượng tài sản của nhà giàu tăng lên lại càng có lợi cho tầng lớp nghèo khó.
Báo cáo viết: “Trong 2 thập kỳ tới, 2,4 ngàn tỷ USD của người giàu sẽ được sử dụng cho các mục đích nhân đạo”.
Ngoài ra, các chuyên gia còn nhận thấy rằng, các tỷ phú không chỉ tập trung vào mỗi việc kiếm tiền, mà còn quan tâm về việc tạo nên sự ảnh hưởng cá nhân đến xã hội.
Cụ thể, giới nhà giàu đang đầu tư rất nhiều vào nghệ thuật và các câu lạc bộ thể thao.
Số lượng các bảo tàng cá nhân ngày càng tăng, và tiền đầu tư cho những bảo tàng này cũng ngày càng nhiều. Nhờ đó công chúng có nhiều cơ hội tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật hơn.
Các tỷ phú cũng rất hứng thú với việc giúp đỡ các câu lạc bộ thể thao trở nên vững mạnh, điều này cũng hỗ trợ cho các câu lạc bộ đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng.