Thứ Sáu, 29 Tháng Ba, 2024
Trang chủThời SựĐề xuất thu phí bảo trì đường bộ qua xăng dầu: Sẽ...

Đề xuất thu phí bảo trì đường bộ qua xăng dầu: Sẽ đẩy giá xăng tăng

VCCI vừa kiến nghị Thủ tướng phương thức thu phí bảo trì đường bộ mới, đó là thu qua xăng dầu. Tuy nhiên theo các chuyên gia có thể khiến phát sinh nhiều bất cập khác.

VCCI vừa kiến nghị Thủ tướng phương thức thu phí bảo trì đường bộ mới, đó là thu qua xăng dầu.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa kiến nghị Thủ tướng phương thức thu phí bảo trì đường bộ mới, đó là thu qua xăng dầu.

Theo đánh giá của VCCI, từ góc nhìn chính sách, đây là sáng kiến nhằm bảo đảm tính công bằng trong thu phí bảo trì đường bộ. Điều này đồng nghĩa với việc, sẽ không còn tình trạng cào bằng khi người đi lại, sử dụng đường sá nhiều cũng đóng như người đi ít.

Đúng là cách thu phí bảo trì đường bộ qua đầu phương tiện hiện nay đang có nhiều bất cập. Trong khi đó, bản chất của quỹ bảo trì đường bộ, như đúng tên gọi của nó, nhằm ràng buộc trách nhiệm của các chủ phương tiện trong việc bảo hành, bảo trì, sửa chữa đường bị hư hỏng, xuống cấp do chính các phương tiện của họ gây ra. Như vậy, trường hợp nhiều phương tiện không được sử dụng đến mà vẫn phải nộp phí là chưa hợp lý.

Tuy nhiên xăng dầu còn liên quan nhiều lĩnh vực khác không chỉ có đường sá. Trước đề xuất của VCCI, trả lời trên tờ Kinh tế & Đô thị, PGS.TS Ngô Trí Long – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính khẳng định, đề xuất thu phí bảo trì đường bộ qua xăng dầu sẽ mang đến nhiều rủi ro, gánh nặng cho doanh nghiệp.

Theo ông Long xăng, dầu đang phải cõng rất nhiều thuế, phí khác. Nếu tiếp tục phải gánh thêm quỹ bảo trì đường bộ nữa sẽ không ổn.

“Nhiều người mua xăng dầu về phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chạy máy phát điện… họ cũng phải đóng phí bảo trì đường bộ? Nhưng như thế thì có cách nào xác minh, chứng minh họ mua xăng dầu để chạy máy cày hay chạy ô tô?…Rất nhiều bất cập sẽ nảy sinh từ đề xuất này”– PGS.TS Ngô Trí Long phân tích.

Một lo ngại khác, khi giá xăng dầu tăng thì lạm phát cũng tăng theo. Lạm phát vừa do giá xăng dầu tăng, vừa do giá các mặt hàng tăng, khi đó đời sống người dân sẽ gặp khó khăn.

Theo tìm hiểu hiện mỗi lít xăng, dầu đang phải gánh quá nhiều loại thuế, phí. Cụ thể 7 loại phí, thuế gồm: Chi phí định mức(1.050 đồng/lít với xăng; 1.250 đồng/lít với xăng E5, E10; 950 đồng/lít với dầu hỏa và dầu diezel; 600 đồng/kg với dầu mazut);

Lợi nhuận định mức 300 đồng/lít cho tất cả các loại xăng, dầu; Thuế nhập khẩu (10% với xăng, 0,85% với dầu diezel, 0,13% với dầu hỏa; 3,04% với dầu mazut);

Thuế tiêu thụ đặc biệt (10% với xăng, 8% với xăng E5); Thuế bảo vệ môi trường (4.000 đồng với xăng; 2.000 đồng với dầu diezel và dầu mazut; 1000 đồng dầu hỏa); Trích lập Quỹ bình ổn giá 300 đồng/lít cho tất cả các loại xăng, dầu; Thuế giá trị gia tăng 10% cho tất cả các loại xăng, dầu.

Như vậy tổng cộng 4 loại phí trên xăng gồm: Chi phí định mức, lợi nhuận định mức, thuế bảo vệ môi trường, Quỹ bình ổn giá (1.050+300+4000+300=5.650 đồng/lít xăng). Đó là chưa kể 10% thuế giá trị gia tăng; 10% thuế nhập khẩu; 10% thuế tiêu thụ đặc biệt.

Nếu đưa phí  bảo trì đường bộ qua xăng dầu chắc chắn giá xăng sẽ bị đẩy lên.

Vào năm 2010, khi công bố bản Dự thảo Nghị định về quỹ bảo trì đường bộ, Bộ GTVT từng đưa vào đề xuất thu phí bảo trì đường bộ qua xăng dầu.

Theo đó, sẽ thu qua xăng dầu với mức phí 1.000 đồng/lít xăng và 100 – 800 đồng/km với xe chạy bằng dầu diezel.Vào thời điểm đó, đề xuất của Bộ GTVT ngay lập tức vấp phải sự phản ứng dữ dội của dư luận cũng như nhiều bộ, ngành bởi mối quan ngại trong bối cảnh giá xăng bán cho người tiêu dùng đã phải “cõng” quá nhiều loại phí, thuế.

Nguồn: Tintucvietnam.Vn

Cùng chuyên mục

Giá Cả Thị Trường

Bài Viết Mới