Thứ Năm, 28 Tháng Ba, 2024
Trang chủGiá Cả Thị TrườngGiá hồ tiêu hôm nay 5/8: Chưa có chuyển biến mới

Giá hồ tiêu hôm nay 5/8: Chưa có chuyển biến mới

Giá hồ tiêu hôm nay 5/8, tiếp tục đi ngang tại hầu hết các thị trường Tây Nguyên và miền Nam. Hiện giá tiêu dao động từ 43.000 – 45.000 đồng/kg.

Giá hồ tiêu thế giới hôm nay 5/8

Hôm nay 5/8/2019 lúc 9h, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi Ấn Độ, giá hạt tiêu đen xuất khẩu tăng nhẹ 0,14%, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) ở mức 35.900 Rupi/tạ.

Giá hạt tiêu trên (sàn SMX – Singapore) tháng 9 vẫn không đổi, ở mức 6.500 USD/tấn.

Nguồn: giacaphe.com.

Nhìn chung, 6 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường hầu hết đều tăng về lượng chiếm 69,2%, nhưng kim ngạch phần lớn suy giảm.

Đặc biệt, thời gian này Đức và Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam, theo đó Thổ Nhĩ Kỳ có mức tăng nhiều nhất 53,37% đạt 2,4 nghìn tấn và Đức tăng 45,12% đạt trên 7 nghìn tấn. Ở chiều ngược lại, Singapore giảm mạnh, giảm 52,51% chỉ có 649 tấn.

Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Ấn Độ từ Indonesia đạt mức 2.777 USD/tấn, tăng 1,6% so với quý IV/2018, nhưng giảm 55,1% so với quý I/2018. Đáng chú ý, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Ấn Độ từ Sri Lanka đạt mức cao 6.231 USD/tấn, giảm 9,4% so với quý IV/2018 và giảm 13,1% so với quý I/2018.

Trong tháng 6/2019, nhìn chung, giá tiêu thế giới có xu hướng tăng nhẹ. Tại thị trường trong nước, giá tiêu trong nước cũng có xu hướng tăng cùng với xu hướng tăng của giá tiêu thế giới. Tuy nhiên, theo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, nhìn chung, thị trường hạt tiêu toàn cầu 6 tháng đầu năm 2019 vẫn chịu sức ép giảm giá do áp lực dư cung và nhu cầu ở mức thấp. Mặc dù hiện tại giá tiêu đã có sự phục hồi nhẹ nhưng thời gian tới giá tiêu sẽ khó có khả năng tăng mạnh do nguồn cung hạt tiêu toàn cầu vẫn còn dồi dào, và lượng tồn kho lớn.

Tại cảng Lampung ASTA của Indonesia, ngày 20/5/2019, giá hạt tiêu đen xuất khẩu của nước này đạt mức 2.529 USD/tấn, giảm 3,2% so với ngày 18/4/2019. Tại cảng Pangkal Pinang, giá hạt tiêu trắng xuất khẩu giảm 4,1% so với ngày 18/4/2019, xuống mức 4.076 USD/tấn.

Tại cảng Kuching của Malaysia, giá hạt tiêu đen và trắng xuất khẩu nước này tăng lần lượt 3,3% và tăng 0,7% so với ngày 18/4/2019, lên mức 3.080 USD/tấn và 4.556 USD/tấn.

Thông tin từ hội chợ ThaiFex 2018 (Thái Lan), tiêu đen Kampot của Campuchia có giá 15 USD/kg, của Việt Nam chỉ 5,04 USD/kg. Giá hạt tiêu của Việt Nam chỉ bằng 1/3 giá tiêu Campuchia. Trong nước, hạt tiêu Việt Nam đang bị cạnh tranh gay gắt với hạt tiêu Indonesia và Malaysia sắp thu hoạch trong tháng 7, 8. Giá tiêu ở hai nước này được cho là có giá cạnh tranh nhất hiện nay.

Theo báo cáo thương mại của IPC, trong năm 2017 Indonesia đã xuất khẩu 42.700 tấn hạt tiêu các loại với tổng giá trị kim ngạch 236 triệu USD, giảm 20% về lượng và giảm 45% về giá trị so với xuất khẩu của năm 2016.

Trong đó, riêng thị trường Việt Nam đã nhập khẩu 16.500 tấn, chiếm tới gần 40% lượng hạt tiêu xuất khẩu của quốc gia này. Trong khi Mỹ, thị trường tiêu thụ quan trọng chỉ nhập 7.200 tấn, chiếm 17% và Ấn Độ cũng nhập với con số đáng kể khoảng 4.600 tấn, chiếm 11% lượng xuất khẩu của Indonesia.

Thị trường xuất khẩu nông sản càng lúc càng cạnh tranh gay gắt, không chỉ giá mà còn sản lượng. Vì thế giá nông sản thế giới biến động sẽ tác động thị trường giá nông sản tại Việt Nam. Giá cả thị trường nông sản như hồ tiêu, cà phê tăng sẽ giúp người nông dân gắn bó với nông nghiệp.

Trả lời phỏng vấn từ Economic Times, Sanjit Prasad, CEO của ICEX cho biết: “Trong lịch sử, hợp đồng hạt tiêu đen là một trong những hợp đồng lâu đời nhất được phát hành trên thị trường hàng hóa tương lai.Sàn giao dịch hàng hóa Ấn Độ (ICEX) đã sẵn sàng phát hành hợp đồng hạt tiêu đen vào ngày 20/5, nhắm tới 25 – 50% của 3 tỉ rupee giá trị thị trường tiêu giao ngay để sử dụng giá giảm rủi ro trên nền tảng của ICEX trong năm đầu tiên.

Tuy nhiên, không may là nó đã ghi nhận một lịch sử sóng gió. ICEX, sau khi nghiên cứu sâu về thị trường giao ngay, đã quyết định phát hành lại hợp đồng dựa trên đơn vị lít – 550 GL thay vì đơn vị của địa phương – MG1″.

Quy mô thị trường giao ngay của hạt tiêu đen là khoảng 3 tỉ rupee mỗi năm. Hạt tiêu ghi nhận sự biến động mạnh về giá, theo đó ảnh hưởng đến nhà sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu.

Theo nhận định từ Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế, năm 2019 sản lượng hồ tiêu thế giới sẽ tiếp tục tăng, dự kiến đạt khoảng 602.000 tấn, tăng 8,27%, trong đó Brazil tăng 28%, Campuchia tăng 17%. Riêng Việt Nam dự báo sản lượng đạt 240.000 tấn, tăng khoảng 9% do diện tích trồng mới từ năm 2014-2016 bắt đầu cho thu hoạch nên giá cả vẫn có khả năng đi xuống.

Sàn giao dịch hàng hóa Ấn Độ (ICEX) đã sẵn sàng phát hành hợp đồng hạt tiêu đen vào ngày 20/5, nhắm tới 25 – 50% của 3 tỉ rupee giá trị thị trường tiêu giao ngay để sử dụng giá giảm rủi ro trên nền tảng của ICEX trong năm đầu tiên. Quy mô thị trường giao ngay của hạt tiêu đen là khoảng 3 tỉ rupee mỗi năm. Hạt tiêu ghi nhận sự biến động mạnh về giá, theo đó ảnh hưởng đến nhà sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu. Vì vậy, việc ra phát hành hợp đồng hạt tiêu đen giao sau trên ICEX sẽ có liên quan kinh tế rất lớn đến hệ sinh thái thị trường hạt tiêu đen giao ngay. Giá tiêu đen đang dao động trong khoảng 36.000 – 37.000 ruppe/tạ. Kerala sản xuất hạt tiêu tốt nhất tại Ấn Độ, nơi hạt tiêu thường được trồng làm cây đan xen. Ở Wayanad, Kerala, hạt tiêu đen được trồng trong các đồn điền cà phê và được trồng trên qui mô lớn. Hai giống tiêu Ấn Độ đang có nhu cầu lớn trên thị trường quốc tế là Malabar Garbled và Tell Richy Extra Bold.

Giá tiêu đen tại một số quốc gia xuất khẩu hàng đầu trong tháng 4/2019 có những sự biến động lên, xuống xen kẽ, cụ thể: Tại Ấn Độ, giá tiêu đen tại cổng nông trại trung bình ở mức 4.790 USD/tấn, tăng 2% so với tháng 3/2019. Nguyên nhân chính làm giá tiêu tăng tại Ấn Độ là Sri Lanka giảm lượng nhập khẩu do chính phủ nước này công bố tình trạng khẩn cấp sau vụ tấn công khủng bố dịp lễ Phục sinh vào ngày 21 tháng 4 vừa qua.

Tại Indonesia, giá tiêu đen Lampung tại cổng nông trại trung bình ở mức 2.123 USD/tấn, tăng 1% so với tháng 3/2019. Giá tiêu đen của Indonesia tăng là do đồng Rupia tăng giá so với USD.

Tại Malaysia, giá tiêu đen tại cổng nông trại trung bình ở mức 2.278 USD/tấn, giảm 1% so với tháng 3/2019. Nguyên nhân của sự giảm giá này là do đồng Ringgit yếu so với đồng USD. Trong tháng 4 vừa qua, đồng Ringgit đạt mức thấp nhất trong vòng 3 tháng với tỷ giá 4.145 Ringgit đổi 1 USD.

Tại Việt Nam, giá tiêu đen tại cổng nông trại giảm mạnh ở mức 4% so với tháng 3/2019 (giá trung bình ở mức 1.846 USD/tấn). Tương tự như Malaysia, nguyên nhân dẫn đến giá tiêu đen giảm mạnh là do tỷ giá chênh lệch tương đối lớn giữa VND và USD.

Trong khi đó, tại Sri Lanka, giá tiêu đen tại cổng nông trại trung bình ở mức 3.424 USD/tấn, tăng 1% so với tháng 3/2019. Bất chấp cuộc tấn công khủng bố đẫm máu nhất kể từ khi kết thúc cuộc nội chiến tại Sri Lanka năm 2009, giá tiêu tại thị trường này không bị ảnh hưởng quá nhiều nhờ vào chất lượng tốt.

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu hạt tiêu của Hà Lan 2 tháng đầu năm 2019 đạt 4.170 tấn, trị giá 14,28 triệu USD, giảm 2,2% về lượng và giảm 24,8% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2018. Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Hà Lan 2 tháng đầu năm 2019 đạt mức 3.425 USD/tấn, giảm 23% so với 2 tháng đầu năm 2018.

Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu từ Việt Nam đạt mức 4.207 USD/tấn, giảm 30,4%; Brazil đạt mức 2.524 USD/tấn, giảm 36,2%; Tây Ban Nha đạt mức 2.785 USD/tấn, giảm 11%; Indonesia đạt mức 4.529 USD/tấn, giảm 30,9%.

Đáng chú ý, giá nhập khẩu bình quân từ Trung Quốc tăng 24,4%, lên mức 3.758 USD/tấn; Đức tăng 4,0%, đạt mức 7.199 USD/tấn; Thổ Nhĩ Kỳ tăng 31,6%, lên mức 1.277 USD/tấn.

Về cơ cấu nguồn cung: 2 tháng đầu năm 2019, Hà Lan giảm nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam, Đức, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng tăng nhập khẩu từ Brazil, Tây Ban Nha, Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc.

Giá hồ tiêu hôm nay 5/8: Dao động từ 43.000 – 45.000 đồng/kg (Ảnh minh họa).

Giá hồ tiêu trong nước hôm nay 5/8

Giá hồ tiêu hôm nay 5/8, tiếp tục đi ngang tại hầu hết các thị trường Tây Nguyên và miền Nam. Hiện giá tiêu dao động từ 43.000 – 45.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giảm còn mức 45.000 đồng/kg, đây vẫn là địa phương có giá cao nhất cả nước.

Tương tự, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) có giá 44.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đắk Lắk (Ea H’leo) giữ ở mức 44.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai đứng giá dao động quanh ngưỡng 43.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Chư sê (Gia Lai) đứng ở mức 43.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước tăng lên mức 44.500 đồng/kg.

Nguồn: tintaynguyen.com.

Xuất khẩu hồ tiêu tháng 6 giảm 18,37% so với tháng trước nhưng Việt Nam vẫn là nhà xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới.

Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu tháng 6/2019 đạt 31.032 tấn tiêu các loại, giảm 6.984 tấn, tức giảm 18,37 % so với tháng trước nhưng lại tăng 8.949 tấn, tức tăng 40,52% so với cùng kỳ năm trước.

Về giá trị, kim ngạch xuất khẩu trong kỳ đạt 76,04 triệu USD, giảm 17,4 triệu USD, tức giảm 18,62 % so với tháng trước nhưng lại tăng 5,22 triệu USD, tức tăng 7,37% so với cùng kỳ năm trước.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định nhìn chung, thị trường hạt tiêu toàn cầu chủ yếu vẫn chịu sức ép giảm giá do áp lực dư cung và nhu cầu ở mức thấp.

Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việṭ Nam là Mỹ, Ấn Độ, Đức, Pakistan và Tiểu các Vương quốc Ả rập thống nhất, với 38,5% thị phần. Giá tiêu xuất khẩu bình quân đạt 2.579 USD/tấn, giảm 25,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu đạt 181 nghìn tấn, trị giá 461 triệu USD, tăng 37,2% về lượng và tăng 2% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2018.

Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết năm 2018, diện tích hạt tiêu vùng Tây Nguyên là hơn 89.000 ha, thấp hơn năm 2017 khoảng 3.000 ha. Trong đó tập trung chủ yếu ở tỉnh Gia Lai gần 16.300 ha, Đắk Nông hơn 34.000 ha và Đắk Lắk hơn 36.600 ha.

Bộ Công thương cho biết, trong 20 ngày đầu tháng 5/2019, giá hạt tiêu tại thị trường trong nước ổn định hoặc giảm so với tháng 4/2019, tùy từng địa phương. Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến hết năm 2018, diện tích hạt tiêu toàn vùng Tây Nguyên là hơn 89.000ha, thấp hơn năm 2017 khoảng 3.000ha. Trong đó hạt tiêu tập trung chủ yếu ở tỉnh Gia Lai gần 16.300ha, Đắk Nông hơn 34.000ha và Đắk Lắk hơn 36.600ha.

Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản (Bộ NN&PTNT), khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 5 ước đạt 36.000 tấn, giá trị 89 triệu USD; đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 5 tháng đầu năm 2019 ước đạt 144.000 tấn và 372 triệu USD, tăng 33,2% về khối lượng nhưng giảm 2,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Với tình hình xuất khẩu như hiện nay, Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ 2 về lượng, nhưng dẫn đầu về trị giá cho Hoa Kỳ trong quý I năm 2019, đạt 11,3 nghìn tấn, trị giá 36,6 triệu USD, tăng 35,2% về lượng. Thị phần hạt tiêu Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng từ 15,7% trong quý I/2018, lên 20% trong quý I/2019.

Theo các doanh nghiệp, giá tiêu nguyên liệu ở các tỉnh Tây nguyên và Đông Nam bộ hiện khoảng 44.500 – 45.000 đồng/kg, tăng từ 1.000 – 2.000 đồng/kg so với đầu tháng này. Sự tăng giá này do gần đây thị trường thế giới khởi sắc, đặc biệt tại thị trường Ấn Độ do nguồn cung của nước này giảm.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia về dài hạn thị trường toàn cầu cung vẫn vượt cầu nên giá chưa thể hồi phục nhưng đà giảm sẽ chậm lại. Cụ thể như tại Việt Nam diện tích trồng tiêu hiện đã giảm hơn 3.000 ha chỉ còn khoảng 89.000 ha.

Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2019 là Mỹ, Ấn Độ, Pakistan và Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất với 36,4% thị phần. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2019 đạt 2.621 USD/tấn, giảm 25,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Tăng trưởng mạnh nhất là xuất khẩu sang Mỹ và Hàn Quốc. Việt Nam xuất khẩu tiêu sang Mỹ trong 4 tháng đạt 18.600 tấn, tương đương 52,9 triệu USD, tăng 31% về lượng nhưng giảm 6,2% về giá trị. Tương tự, xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 2.500 tấn và 6,9 triệu USD, tăng đến 34,3% về lượng và chỉ giảm 2,8% về giá trị.

Trong 4 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tiêu của Việt Nam sang các thị trường chính đều tăng mạnh về lượng nhưng vẫn giảm về giá trị do giá xuất khẩu vẫn thấp và chưa có khả năng phục hồi.

Tại Việt Nam, ngày 20/5/2019 giá hạt tiêu đen loại 500g/l và 550g/l giảm lần lượt 1,6% và 3,1% so với ngày 18/4/2019, xuống còn mức 2.115 USD/tấn và 2.180 USD/tấn. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu giảm 7,4% so với ngày 18/4/2019, xuống còn mức 3.195 USD/tấn.

Theo nhận định từ Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế, năm 2019 sản lượng hồ tiêu thế giới sẽ tiếp tục tăng, dự kiến đạt khoảng 602.000 tấn, tăng 8,27%. Trong đó Brazil tăng 28%, Campuchia tăng 17%. Riêng Việt Nam dự báo sản lượng đạt 240.000 tấn, tăng khoảng 9% do diện tích trồng mới từ năm 2014-2016 bắt đầu cho thu hoạch nên giá cả vẫn có khả năng đi xuống.

Trước tình hình trên nhiều địa phương trong tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất tiêu sạch, tiêu bền vững, đảm bảo chứng nhận VietGAP và GlobalGAP. Tiêu biểu như tại các xã Đắk Wer, huyện Đắk R’Lấp; Thuận Hà, Thuận Hạnh, Nâm N’Jang (huyện Đắk Song).

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Nông, nhiều địa phương trong tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất tiêu sạch, tiêu bền vững, đảm bảo chứng nhận VietGAP và GlobalGAP. Tiêu biểu như tại các xã Đắk Wer, huyện Đắk R’Lấp; Thuận Hà, Thuận Hạnh, Nâm N’Jang (huyện Đắk Song). So với hồ tiêu trồng đại trà thì giá tiêu sạch luôn được bao tiêu ở mức cao hơn, nhiều nơi cá biệt cao hơn từ 2 – 3 lần. Nông dân cũng an tâm hơn về vấn đề đầu ra cho sản phẩm.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu trong 15 ngày đầu tháng 5 đạt 17,3 nghìn tấn, trị giá 42,3 triệu USD, tăng 0,4% về lượng, nhưng giảm 2,2% về trị giá so với 15 ngày đầu tháng 4, tăng 61,1% về lượng và tăng 21,4% về trị giá so với 15 ngày đầu tháng 5/2018.

Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/5, xuất khẩu hạt tiêu đạt 125,2 nghìn tấn, trị giá 325,38 triệu USD, tăng 28,5% về lượng, nhưng giảm 4,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Tháng 4, xuất khẩu hạt tiêu đạt 37,3 nghìn tấn, trị giá 94,14 triệu USD, tăng 5,8% về lượng và tăng 5,2% về trị giá so với tháng 3/2019, so với tháng 4/2018 tăng 38,8% về lượng và tăng 9,9% về trị giá.

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu đạt 108,2 nghìn tấn, trị giá 283,59 triệu USD, tăng 24,8% về lượng, nhưng giảm 7,5% về trị giá so với 4 tháng đầu năm 2018. Trong 15 ngày đầu tháng 5, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 2.449 USD/tấn, giảm 2,6% so với 15 ngày đầu tháng 4, và giảm 24,6% so với 15 ngày đầu tháng 5/2018.

Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 5, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu ở mức 2.598 USD/tấn, giảm 25,8% so với cùng kỳ năm 2018. Tháng 4, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức 2.523 USD/tấn, giảm 0,5% so với tháng 3/2019 và giảm 20,8% so với tháng 4/2018. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức 2.621 USD/tấn, giảm 25,9% so với 4 tháng đầu năm 2018.

Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 4 năm 2019 ước đạt 34 nghìn tấn, với giá trị đạt 87 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 4 tháng đầu năm 2019 ước đạt 105 nghìn tấn và 276 triệu USD, tăng 21,4% về khối lượng nhưng giảm 10,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2018 đạt 2.672 USD/tấn, giảm 27,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Cục dự báo trong thời gian tới, giá hạt tiêu sẽ khó có khả năng tăng mạnh vì nguồn cung hạt tiêu toàn cầu vẫn dồi dào do lượng tồn kho lớn của Việt Nam và Sri Lanka đã bắt đầu vào vụ thu hoạch mới với kỳ vọng mùa vụ bội thu. Theo Hiệp hội hạt tiêu Quốc tế (IPC), sản lượng hạt tiêu của Sri Lanka năm 2019 dự kiến sẽ đạt khoảng 26.700 tấn, tăng 44% so với vụ mùa năm 2018.

Theo Moitruongvadothi.vn

Cùng chuyên mục

Giá Cả Thị Trường

Bài Viết Mới