Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 4/9/2024. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất, giá dầu thô và các phiên điều chỉnh giá xăngGiá xăng dầu thế giới hôm nay 4/9
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 4/9 theo khảo sát, Giá dầu thô WTI giảm xuống 70,302 USD/thùng, tương đương giảm 5,08% và dầu Brent giao dịch ở mức 73,781 USD/thùng, giảm 4,52% so với phiên giao dịch liền trước.
Bảng giá dầu thế giới ngày 4/9/2024
Dầu thô WTI | 70,302 | -5,08 % |
Dầu Brent | 79,94 | -4,52% |
Theo Reuters, Libya đã ngừng sản xuất hơn 1/2 sản lượng dầu (khoảng 700.000 thùng/ngày) và hoạt động xuất khẩu tại một số cảng do xung đột giữa các phe phái chính trị.
Một loạt dữ liệu mới từ Trung Quốc đã làm trầm trọng thêm mối lo ngại rằng, tăng trưởng kinh tế từ một trong những quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới khó có thể phục hồi trong năm nay, với các thước đo chính về nhu cầu của các nhà máy trong nước giảm nhiều hơn dự kiến vào tháng 8. Điều này được phản ánh trong dữ liệu thu nhập từ các nhà sản xuất và lọc dầu lớn của Trung Quốc, phản ánh nhu cầu nhiên liệu thấp hơn với Sinopec, PetroChina và CNOOC công bố doanh thu không như mong đợi, phù hợp với dữ liệu theo dõi tàu trước đó phản ánh lượng tàu chở dầu siêu lớn vào nước này thấp hơn.
Ở Hoa Kỳ, dữ liệu từ EIA cho thấy, mức tiêu thụ dầu của Hoa Kỳ trong tháng 6 đã giảm xuống mức thấp nhất theo mùa kể từ năm 2020. Trong khi đó, OPEC đã báo hiệu rằng, họ sẽ thực hiện các tín hiệu trước đó về sản lượng OPEC+ cao hơn trong quý IV, bù đắp cho sản lượng thấp hơn ở Libya.
Trước khi có thông tin nguồn cung từ Libya có thể quay trở lại thị trường, giá đã giảm do lo ngại nhu cầu thế giới giảm bởi tăng trưởng kinh tế chậm ở Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
Nhận xét về giá dầu giảm, Charalampos Pissouros, nhà phân tích đầu tư cấp cao tại Công ty môi giới XM, cho biết trong tháng 8, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Trung Quốc tiếp tục yếu hơn dự kiến (giảm tháng thứ 4 liên tiếp xuống mức thấp nhất trong 6 tháng) có thể làm gia tăng mối lo ngại về hoạt động của nền kinh tế Trung Quốc.
Dữ liệu công bố ngày 2/9 cho thấy, các đơn đặt hàng xuất khẩu mới ở Trung Quốc trong tháng 7 đã giảm lần đầu tiên sau 8 tháng và giá nhà mới tăng trong tháng 8 với tốc độ yếu nhất trong năm.
Fawad Razaqzada, nhà phân tích thị trường tại Forex, cho biết các dữ liệu gần đây không cho thấy bất kỳ dấu hiệu tăng nào về nhu cầu nhập khẩu ở Trung Quốc, châu Âu hay Bắc Mỹ.
Theo kế hoạch, 8 thành viên của OPEC+ sẽ tăng sản lượng 180.000 thùng/ngày vào tháng 10. Các nguồn tin trong ngành cho biết kế hoạch này có khả năng vẫn sẽ được thực hiện bất chấp những lo ngại về nhu cầu.
Giá xăng dầu trong nước
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 4/9/2024 được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 29/8 được điều chỉnh giảm, trong đó, giá xăng E5RON92 giảm 90 đồng/lít so với kỳ điều hành trước, giá bán mới là 20.330 đồng/lít. Giá xăng RON95-III không cao hơn 21.100 đồng/lít, sau khi được điều chỉnh giảm 210 đồng/lít so với giá bán lẻ từ ngày 22/8.
Cũng từ 15h00 chiều 29/8, giá dầu diezel 0.05S không cao hơn 18.470 đồng/lít (giảm 300 đồng/lít so với mức bán lẻ hiện hành); Giá dầu hỏa không cao hơn 19.060 đồng/lít (giảm 80 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành). Tương tự trong kỳ này, giá dầu mazut 180CST 3.5S cũng giảm 190 đồng/lít so với kỳ trước, giá mới là 15.560 đồng/kg.
Bảng giá xăng dầu trong nước
Xăng E5 RON 92 | 20.330 | -90 |
Xăng RON 95 | 21.100 | -210 |
Dầu diesel 0.05S | 18.470 | -300 |
Dầu hỏa | 19.060 | -80 |
Dầu mazut 180CST 3.5S | 15.560 | -190 |
Trong kỳ điều chỉnh này, cơ quan điều hành quyết định không trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu diezen, dầu hỏa, dầu mazut.
Theo liên Bộ Công Thương – Tài chính, thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 22 – 29/8) chịu ảnh hưởng của các yếu tố: Diễn biến mới của cuộc xung đột tại khu vực Trung Đông, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng lên; OPEC dự tính nhu cầu dầu năm 2024 giảm do sự suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc; xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp diễn,… Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua biến động tăng, giảm đan xen.
Như vậy, từ đầu năm đến nay, giá xăng có 17 lần tăng, 17 đợt giảm. Còn dầu tăng 15 lần, giảm 19 lần. Tương tự kỳ điều hành trước, hôm nay liên Bộ tiếp tục không trích, chi sử dụng từ Quỹ bình ổn giá với các mặt hàng nhiên liệu. Đây là kỳ thứ 45, kể từ tháng 10/2023, nhà điều hành không sử dụng tới Quỹ bình ổn giá. Tính tới cuối 2023, quỹ này dư hơn 6.655 tỷ đồng, theo số liệu của Bộ Tài chính.
Theo Bộ Công thương, thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 15/8/2024 – 21/8/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: thông tin về việc đàm phán ngừng bắn tại khu vực Trung Đông; dự trữ dầu thô của Mỹ giảm xuống; Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có khả năng cắt giảm lãi suất trong thời gian tới; sự suy yếu của nền kinh tế ảnh hưởng tới nhu cầu dầu thô của Trung Quốc; xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina vẫn tiếp diễn…
Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua biến động tăng, giảm đan xen nhưng xu hướng giảm là chủ yếu.
Nhận định giá xăng dầu
Mối quan tâm của thị trường quay trở lại với vấn đề cung – cầu sau khi Nga cho biết đã sản xuất vượt hạn mức đề ra với OPEC+, còn nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh.
Giá dầu đã tạo được cú lội ngược dòng bởi nhiều yếu tố, trong đó có tồn kho dầu của Mỹ tiếp tục giảm, nguy cơ xung đột gia tăng ở Trung Đông, chỉ số USD giảm. Trong tuần trước, dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn kho dầu của Mỹ giảm tuần thứ 6 liên tiếp (giảm 3,7 triệu thùng). Cơ quan này cũng ước tính lượng dầu tồn kho toàn cầu trong nửa đầu năm nay đã giảm khoảng 400.000 thùng/ngày và sẽ giảm khoảng 800.000 thùng/ngày trong nửa cuối năm.
Giá dầu đang trong giai đoạn phục hồi nhờ vào sự giảm bớt lo ngại về suy thoái kinh tế và sự phục hồi của thị trường tài chính. Các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết họ đang cảm thấy tự tin hơn khi lạm phát đang hạ nhiệt đủ để cắt giảm lãi suất. Sự sụt giảm lớn hơn dự kiến trong dữ liệu yêu cầu trợ cấp thất nghiệp của Mỹ cũng giúp củng cố sự phục hồi của thị trường.
Giá xăng dầu thế giới và trong nước đang có những biến động mạnh, chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như tình hình địa chính trị, cung cầu và các chỉ số kinh tế. Các nhà đầu tư và người tiêu dùng cần theo dõi sát sao những diễn biến này để có những quyết định hợp lý trong việc tiêu dùng và đầu tư.
Giá xăng trong nước ngày mai có khả năng giảm lần thứ 3 liên tiếp
Chiều mai (5/9) là đến kỳ điều hành giá bán lẻ xăng dầu theo Nghị định 80/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95 và Nghị định 83.
Trên thị trường thế giới, giá dầu tuần trước ghi nhận tuần đi xuống. Tính chung tuần qua, giá dầu Brent giảm 0,3%, dầu WTI giảm 1,7%.
Sang tuần này, sau khi tăng nhẹ ở phiên giao dịch đầu tuần (2/9), giá dầu thế giới quay đầu giảm tới gần 5% trong phiên giao dịch ngày 3/9, xuống mức thấp nhất trong gần 9 tháng.
Ở đầu phiên giao dịch 4/9, giá dầu thế giới vẫn trong xu hướng giảm. Theo dữ liệu từ Oilprice, lúc 7h38′ ngày 4/9 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent được giao dịch ở mức 73,55 USD/thùng, giảm 0,27% so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI ở mức 70,09 USD/thùng, giảm 0,36% so với phiên liền trước.
Trước diễn biến của giá xăng dầu thế giới, một số doanh nghiệp xăng dầu nhận định, giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (5/9) có khả năng sẽ được điều chỉnh giảm.
Các doanh nghiệp xăng dầu dự báo, nếu cơ quan điều hành không tác động đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì giá xăng trong nước có thể giảm từ 150-180 đồng/lít. Còn giá dầu diesel dự kiến giảm 220 đồng/lít.
Trong trường hợp nhà điều hành trích Quỹ bình ổn thì giá xăng có thể giữ nguyên so với kỳ điều chỉnh trước.
Nếu dự báo trên là chính xác thì giá các mặt hàng xăng dầu trong nước sẽ có lần giảm thứ 3 liên tiếp. Theo đó, giá xăng RON 95 sẽ xuống dưới 21.000 đồng/lít.
H.Hà
Nguồn: Môi Trường Đô Thị