Món lòng se điếu bỗng dưng gây ‘bão’ trên mạng xã hội. Hầu hết đều khẳng định món ăn này ‘rất hiếm’, việc hàng quán bày bán tràn lan là hành vi gian dối. Nhiều đầu bếp kêu gọi không ăn món này vì hầu hết đã bị can thiệp bằng hóa chất, rất nguy hại cho sức khỏe.
Giá bán “trên trời”
Lòng se điếu (người miền Nam gọi là phèo 2 da) là một phần ruột non của lợn với thành dày, mặt trong có nhiềMón lòng se điếu bỗng dưng gây ‘bão’ trên mạng xã hội. Hầu hết đều khẳng định món ăn này ‘rất hiếm’, việc hàng quán bày bán tràn lan là hành vi gian dối. Nhiều đầu bếp kêu gọi không ăn món này vì hầu hết đã bị can thiệp bằng hóa chất, rất nguy hại cho sức khỏe.u nếp gấp đẹp mắt. Lớp bên trong có hình dạng giống như những chiếc ống se điếu mà người ta hay dùng để hút thuốc lào.
Lòng se điếu được đánh giá là loại lòng đặc biệt ngon, dai giòn và ngọt, không bị ngấy. Chính vì vậy, lòng se điếu được xem như “mỹ vị nhân gian”.

Vì ngon nên giá bán cũng “trên trời”, dao động từ 1,5 đến 2,5 triệu đồng/kg, thậm chí có nơi lên đến 4 triệu đồng/kg. Mức giá này đã phần nào cho thấy “độ hiếm” của lòng se điếu.
“Lấy đâu ra mà lắm thế?”
Hầu hết đều khẳng định “lòng se điếu” rất hiếm, việc hàng quán rao “bao nhiêu cũng có” và bán giá trên trời là hành vi gian dối. Không ít người cười khẩy: “lấy đâu ra mà lắm thế?”
Báo Vietnamnet có bài phản ánh, dẫn lời chị Nguyễn Chung (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) – người có 16 năm làm nghề giết mổ, buôn bán thịt lợn, cho biết mỗi tháng nhà chị thịt khoảng 40-50 con lợn nhưng việc gặp được con lợn có đoạn lòng se điếu là rất hiếm. Ngay cả những con lợn to, nuôi lâu, lòng se điếu nếu có cũng chỉ một đoạn ngắn, khoảng 1-2kg. Hiếm con lợn nào có được số lòng se điếu nhiều hơn.
Chồng chị từng có lần đến Hà Nội thăm bạn bè và được mời ra quán ăn lòng se điếu. Nhìn đĩa lòng đầy ú ụ, lòng anh đầy băn khoăn. Nhiều làm năm nghề, anh không tin nguồn cung của loại lòng này đủ để bán tràn lan như vậy.
“Hiếm, hiếm lắm! 16 năm mổ lợn, tôi mới gặp chưa đến 10 con lợn có lòng se điếu. Bản thân tôi cũng mới được nếm thử đâu đó vài lần”, chị Chung nói.

Qua nhiều năm làm nghề, chị rút ra kinh nghiệm, lòng se điếu thường có ở những con lợn nuôi lâu ngày, nhất là lợn nái lâu năm.
“Bình thường người ta gọi là ruột non. Nhưng với những con lợn nuôi lâu ngày, sẽ có đoạn lòng dày đặc đến mức gần như không thể bóp ra được phần nước bên trong. Đó là đoạn lòng se điếu.
Trả lời PV VietNamNet, chị Nguyễn Hương, một tiểu thương kinh doanh thịt lợn online, cho biết lòng se điếu rất hiếm, không phải con lợn nào cũng có.
Còn theo dân gian, loại lòng này chỉ có ở lợn cái sống lâu, gày yếu. Mỗi con chỉ có một đoạn lòng se điếu. Vì vậy, nguồn cung loại lòng này rất hạn chế, không phải luôn có sẵn. Việc tìm được một con lợn cái có lòng se điếu không hề dễ.
Một đoạn lòng, ngàn tranh cãi
Cuối tháng 4 vừa qua, tài khoản Facebook P.B.H. đăng tải bài viết “Vạch trần sự mần ăn gian dối” về món lòng se điếu. Tác giả cho biết, lòng se điếu rất hiếm, “cả chục ngàn con may ra có con có một đoạn”.
Anh khẳng định gia đình mình từng có cơm ăn hơn 30 năm là nhờ vào các lò mổ lợn. Anh cho biết, lòng se điếu giá đắt và hiếm. Cho nên bây giờ ra quán thấy món lòng se điếu, là anh “biết ngay sản phẩm của pháp sư”.

Facebooker này còn cho biết bản thân từng mày mò học hỏi cách biến một đoạn lòng lợn bình thường thành một đoạn lòng se điếu nhưng vì tính chất độc hại của hóa chất xúc tác, nên anh học xong mà không bao giờ làm.
Bài đăng của P.B.H. được chia sẻ chóng mặt và thổi bùng cuộc tranh cãi trên nhiều diễn đàn mạng xã hội về chuyện thật giả của món lòng se điếu, cũng như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Sự việc chưa lắng xuống thì mới đây, mạng xã hội xuất hiện một video về bộ lòng se điếu dài khoảng 40 m đang gây xôn xao dư luận, hút hơn 1 triệu lượt xem trên Facebook.
Ngoài những bình luận trầm trồ, một số người cho rằng chủ quán lòng lừa dối khách vì theo kiến thức sinh học, không có bộ lòng se điếu nào dài tới 40 m.
![]() |
![]() |
Trên báo Tiền Phong, đầu bếp Võ Quốc khẳng định “lòng se điếu thực chất chỉ là bùa phép”. Anh cũng kêu gọi mọi người dừng ăn món này vì thực chất nhiều nhà hàng cho hóa chất vào lòng thường rồi gọi là lòng se điếu, bán giá ngất ngưởng.
“Rất nhiều người làm nghề xác nhận lòng se điếu rất hiếm, không có nhiều để bán tràn lan như vậy. Tôi cũng đưa ra kèo nếu bạn nào bán lòng se điếu chứng minh được lòng tươi và thật từ lò mổ, tôi thưởng 1 tỷ đồng”, đầu bếp Võ Quốc nói.
Đáp trả đầu bếp Võ Quốc, đại diện quán lòng sở hữu bộ lòng se điếu dài 40 m khẳng định: “Trên thị trường thực phẩm rộng lớn, quán luôn giữ vững phương châm nói không với hoá chất, nói không với chất bảo quản. Chúng tôi chỉ sử dụng nguyên liệu tươi, được mổ trong ngày, chế biến nhanh chóng, sạch sẽ và nấu chín ở nhiệt độ 100 độ C. Tất cả quy trình đều được kiểm soát nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm”.
Người này cũng cho biết quán sẽ gửi mẫu sản phẩm đi kiểm nghiệm và công khai kết quả đến khách hàng. “Không phải cơ sở kinh doanh lòng nào cũng sử dụng hóa chất, và càng không thể quy chụp tất cả đang đầu độc đồng bào như lời anh Võ Quốc đã nói”, đại diện quán tuyên bố.
Vào cả hành lang Quốc hội
Theo Dân Trí, sáng 6/5, bên hành lang Quốc hội, bà Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TPHCM khi trả lời báo chí về vụ việc lòng se điếu được rao bán nhiều trên thị trường đang xôn xao dư luận, đã nhận định đây là hành vi gian lận thương mại để tăng lợi nhuận, lòng se điếu rất hiếm và khó tìm trên thị trường.

Sở An toàn thực phẩm TPHCM cho biết cơ quan này đang tiến hành kiểm tra truy xuất nguồn gốc, lấy mẫu kiểm nghiệm xem có phát hiện phụ gia hay không.
Nhiều đầu bếp cũng đăng bài lên mạng xã hội kêu gọi người dân dừng ăn lòng se điếu vì lòng thường cho hóa chất vào làm ra lòng se điếu, sau đó bán giá cao.
“Lòng se điếu” ngâm hóa chất gây nguy hại như thế nào?
PGS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, nếu sử dụng các hóa chất để biến thành lòng se điếu sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt, nếu có sử dụng các chất nêu trên với nồng độ cao có thể tích tụ lâu ngày gây ung thư hoặc ngộ độc cấp dẫn đến tử vong. Một số chất khi ngâm có thể làm cho bề mặt thực phẩm trở nên co lại, cứng lên và trắng hơn như oxy già, phèn chua. Nếu sử dụng formol để ngâm với mục đích tiêu diệt một số vi sinh vật làm hư hỏng thực phẩm, kéo dài thời gian bảo quản sẽ rất nguy hiểm, vì đây là chất cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm.
Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, nếu tiêu thụ thực phẩm có chứa formol, người dùng có nguy cơ bị đau bụng dữ dội, nôn ói, viêm cấp tính dạ dày, ruột, thậm chí tăng nguy cơ ung thư nếu tiếp xúc lâu dài.
Việt Báo (tổng hợp) / Nguồn: vietnamnet.vn