Thứ Sáu, 29 Tháng Ba, 2024
Trang chủTin Gia LaiNhiều dấu hiệu bất thường vụ hai vợ chồng ở Gia Lai...

Nhiều dấu hiệu bất thường vụ hai vợ chồng ở Gia Lai bất ngờ bị siết nợ

Một gia đình có nguy cơ lâm vào cảnh nợ nần, bị siết nợ oan khi tòa án bỏ sót chứng cứ quan trọng của vụ án.

Trong đơn cầu cứu gửi tới cơ quan báo chí do ông Nguyễn Văn Khôi (1974) và vợ là bà Nguyễn Thị Loan (1979, cùng trú tại thôn Phú Bình, xã Ia Le, huyện Chư Pưh, Gia Lai) trình bày, hai vợ chồng ông bất ngờ phải hầu tòa vào ngày 24/6/2013 vì món nợ hàng trăm triệu đồng từ “trên trời rơi xuống”.

Theo đó, vào ngày 24/6/2013, bà Nguyễn Thị Bé đã có đơn khởi kiện vợ chồng ông Khôi và bà Loan nợ bà này số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng. Theo đơn kiện của bà Bé, vào ngày 19/7/2010, ông Khôi và bà Loan đến nhà bà Bé mua hạt tiêu khô.

Cụ thể, số hạt tiêu này được chia làm 2 loại với tổng số tiền lên đến 307.210.000 đồng, đã trả trước 30 triệu đồng.

Biên bản ghi nhận giá tiêu tại thời điểm 2010.

Dựa vào đơn thư khiếu kiện, cùng giấy ghi nợ do bà Bé cung cấp, tòa án hai cấp của tỉnh Gia Lai đã tuyên án bà Nguyễn Thị Bé thắng kiện, đồng thời buộc vợ chồng ông Khôi, bà Loan phải trả số nợ còn lại.

Tuy nhiên, điều bất thường ở vụ án này ở chỗ, ngày 24/3/2014, sau khi thụ lý vụ án, tòa án cấp sơ thẩm đã có công văn số 15/CV-TA, yêu cầu Phòng Tài chính kế hoạch huyện Chư Pưh cung cấp bảng giá hạt tiêu khô các loại trên địa bàn vào các năm 2010, 2011.

Ngày 2/4/2014, Phòng tài chính Kế hoạch (TCKH) đã trả lời tòa án bằng công văn số 82/TCKH-CS với kết quả, giá hạt tiêu năm 2010 với giá 61.000 đ/kg và năm 2011 với giá hạt tiêu 95.000đ/kg. Với văn bản của Phòng tài chính kế hoạch đã đưa ra mức giá hạt tiêu cụ thể nhưng tòa án cấp sơ thẩm, cũng như phúc thẩm lại không bổ sung vào tài liệu, hồ sơ vụ án.

Mặt khác, trong đơn khiếu kiện, giấy ghi nợ và trong văn bản thông báo về việc yêu cầu đòi nợ của bà Nguyễn Thị Bé đều ghi rất rõ ràng, rành mạch vào ngày 19/7/2010, vợ chồng Khôi, Loan có mua với số lượng tiêu như trên. Nhưng tại tòa bà Bé lại nói do “nhầm lẫn” nên đã ghi sai thời điểm xảy ra giấy ghi nợ. (Tức là vào ngày 19/7/2011 mới đúng, chứ không phải mua thời điểm 19/7/2010).

Trong bản ghi nợ bà Bé lại tự ý ghi thêm vào chữ “tiêu hạt” để bổ sung cho giấy vay nợ nhưng phía tòa vẫn chấp nhận đơn khởi kiện.

Một điều bất thường nữa, giấy ghi nợ do bà Nguyễn Thị Bé viết, cung cấp tại tòa được bà thừa nhận là hoàn toàn tự mình viết, còn chữ ký Loan Khôi trong giấy ghi nợ do bà Loan vợ ông Khôi ký.

Tại tòa, bà Bé cũng thừa nhận mình đã “nhầm lẫn” vì ghi sai thời điểm ghi nợ và ghi thêm chữ “tiêu hạt” vào giấy nhận nợ để “hợp thức” tờ giấy này. Điều lạ lùng là sự nhầm lẫn được lặp đi lặp lại tới 3 lần (trong giấy ghi nợ, trong đơn khiếu kiện và trong giấy thông báo yêu cầu trả nợ do bà Bé viết).

Giấy xác nhận thời điểm giá tiêu của Phòng tài chính kế hoạch.

Cũng trong một tờ đơn do bà Bé viết gửi tới tòa án, nội dung tờ đơn này trình bày lại quá trình ông Khôi, bà Loan tới nhà bà Bé mua tiêu (cũng với số lượng, số tiền nợ như trong tờ ghi nợ nêu trên_PV) tuy nhiên, lại ghi là ngày 19/7/2016?

Sự biến đổi liên tục về thời gian xảy ra việc mua, bán ghi nợ, sự “nhầm lẫn”, cộng với việc bà Bé tự ý viết vào giấy ghi nợ, nhưng vẫn được tòa án chấp nhận và phán xét cuối cùng là bà Bé thắng kiện đã đẩy gia đình ông Khôi, bà Loan và thế cùng cực, giờ còn phải chịu xiết nợ oan đã gây ra nhiều luồng dư luận trái chiều tại địa phương.

Theo ông Khôi, do vợ chồng ông bà không am tường pháp luật nên khi nhận được đơn khởi kiện đã rất lúng túng. Vợ chồng ông Khôi đã mời luật sư bào chữa và ủy quyền cho luật sư thay mặt giải quyết vụ việc. “Trong những phiên dự tòa, vị luật sư nói vợ chồng tôi không cần có mặt tại tòa, cứ để luật sư “lo” tất” – ông Khôi cho biết.

“Trong phiên xử cuối cùng tại tòa sơ thẩm, luật sư này báo bận đi công tác Sài Gòn nên không dự phiên tòa, lúc này vợ chồng tôi mới té ngửa. Không biết trong tất cả các phiên xét xử trước luật sư đã làm gì, cung cấp tài liệu chứng cứ ra sao để cuối cùng người vô tội như tôi vẫn phải lãnh án” – ông Khôi bức xúc.

Cũng theo ông Khôi, sau khi luật sư mà ông ủy quyền tại tòa đã “bỏ ngang” khiến vợ chồng lâm vào thế “hang cùng, ngõ hẻm”, ngậm bồ hòn khi nghe tòa tuyên án, mới đây nhất, Chi cục Thi hành án (THA) dân sự huyện Chư Pưh, đã tiến hành kê biên số tài sản của ông – hơn 4ha đất rẫy, có trồng cà phê, hồ tiêu và những cây ăn quả lâu năm (ước tính giá trị số tài sản trên vào khoảng 3 tỷ đồng).

“Tài sản hiện giờ của tôi cũng hơn chục tỷ, việc có nợ bà Bé thì tôi trả ngay không cần do dự. Nhưng vì bà Bé vu khống trắng trợn khoản nợ “trời ơi” nên gia đình tôi rất bức xúc. Tôi mong các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ trắng đen trả lại công bằng cho vợ chồng tôi” – ông Khôi bức xúc.

Theo Vtc

Cùng chuyên mục

Giá Cả Thị Trường

Bài Viết Mới