Chủ Nhật, 11 Tháng 5, 2025
Trang chủThời SựNhững gia tộc nổi tiếng nhất Việt Nam (Kỳ 6): Từ đường...

Những gia tộc nổi tiếng nhất Việt Nam (Kỳ 6): Từ đường hiếm có, tài sản hơn 30.000 ngôi nhà và khu mộ cổ của bá hộ giàu ‘nức tiếng’ Sài Sòn

Trên đường Hải Thượng Lãn Ông (TP.HCM) có nhiều ngôi nhà kiểu cổ của Chợ Lớn năm xưa. Trong số đó có một khu nhà trệt hiện là từ đường của dòng họ Lý cũng là gia sản còn lại của bá hộ Xường, người từng mệnh danh là giàu thứ ba trong nhóm “Tứ đại phú”.

Gia sản bề thế của ngưởi bỏ quan trường theo thương trường

Bá hộ Xường, tên thật là Lý Tường Quan, tự Phước Trai, sinh năm 1842, mất năm 1896. Do ông còn có tên là Xường, lại rất giàu có nên người ta còn gọi là Bá hộ Xường, hay Hộ Xường. Theo lời truyền “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định”, bá hộ Xường là người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa.

Báo Tuổi Trẻ chủ nhật số 5-98 của Nguyễn Thế Kỷ, đã cung cấp thêm một số thông tin, tóm lược như sau: Rời bỏ vai công chức “quèn”, Bá hộ Xường dốc tâm sức vào việc kinh doanh thịt cá xuất khẩu, mua đất xây cất biệt thự tại vùng Chợ Lớn để cho thuê và bán. Ông giàu lên rất nhanh, nổi tiếng khắp vùng.

a
Từ đường bề thế của họ Lý ở đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5, TP.HCM

Chuyện kể lại rằng, từ nhỏ, Tường Quan tỏ ra thông minh và hiếu học. Ngoài tiếng Việt, Tường Quan đi học cả tiếng Pháp, tiếng Hoa và tỏ ra xuất sắc cả cầm kỳ thi họa. Vì thế, ông được người Hoa bầu là bang trưởng bang Triều Châu khi còn rất trẻ. Sau đó ông được Pháp mời ra làm thông ngôn, kiêm luôn chức vụ bang trưởng cả bảy bang Hoa kiều Chợ Lớn.

Thế nhưng, năm 30 tuổi, Tường Quan xin rời khỏi việc thông ngôn vốn nhiều người mơ ước để đi buôn. Lý giải quyết định bỏ quan trường theo thương trường, có người cho rằng ông thích tự dọc ngang làm giàu hơn là thích làm chức sắc trong bộ máy cai trị thực dân.

Ban đầu ông kinh doanh thực phẩm chủ yếu là cá thịt. Ông thu mua cá ở lục tỉnh, mang lên bán ở Chợ Lớn và Sài Gò. Ông còn cho chế biến cá khô, mắm để bán ở các vùng xa hơn, thậm chí bán ra nước ngoài. Sự hiểu biết và mối quan hệ với người Pháp giai đoạn làm thông ngôn giúp nhiều cho việc giao thương, xuất nhập khẩu của ông.

Làm ăn phất lên trông thấy, Tường Quan tiếp tục mở rộng kinh doanh, sau khi thu mua thịt cá ở miền Tây bán cho người thị tứ, ông bán ngược lại nhu yếu phẩm cho nông dân.

Hệ thống thu mua của ông càng mở rộng chân rết khắp tỉnh thành, thậm chí người ta đồn rằng đến gần một nửa dân miền Tây mua hàng hóa nhu yếu phẩm là có nguồn gốc xuất phát từ đầu mối của ông Tường Quan. Ngày càng giàu có, người ta không còn gọi ông bằng tên thật Tường Quan nữa, mà bằng tên bá hộ Xường.

Tiếp tục đầu tư bất động sản, bá hộ Xường tiếp tục phất như diều gặp gió. Với chiêu thức mua đất giá rẻ, sau đó ra xây nhà, xây biệt thự rồi cho thuê lại.

Người ta nói phần lớn nhà cửa trong vùng Chợ Lớn Mới và vài quận lân cận đều là của bá hộ Xường xây cho thuê. Cần biết rằng chú Hỏa (Huỳnh Văn Hoa) được xem là có rất nhiều nhà thuê ở vùng Sài Gòn – Gia Định, tương truyền đến 30.000 căn nhà, vậy mà cũng chỉ được xếp thứ tư trong “Tứ đại phú”, sau cả bá hộ Xường.

Trong khi nhứt Sỹ (huyện Sĩ), nhì Phương (tổng đốc Phương) làm giàu nhờ có các chức vụ trong chính quyền Pháp thì tam Xường (Lý Tường Quan) chỉ nhờ vào năng lực sẵn có của mình để tiến thân, khiến người đời cảm phục.

Trên đường Hải Thượng Lãn Ông (phường 14, quận 5) còn lại ngôi từ đường của dòng họ Lý. Sinh thời, căn nhà này là nơi ông bà Lý Tường Quan và các con sinh sống. Nhà từ đường này được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.

Choáng ngợp khu mộ cổ của bá hộ giàu nhất Sài Gòn xưa

Nằm tọa lạc trong hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú (TP.HCM) là cổ mộ rộng khoảng 100 m2 và được xây từ hơn 100 năm trước của vợ chồng ông Lý Tường Quan.

choang-ngop-khu-mo-co-cua-ba-ho-giau-nhat-sai-gon-xua-4-1472781860-width470height313
Khu mộ của bá hộ Xường được xây bằng đá, có tường rào, mái che, họa tiết chạm khắc công phu.

Khu mộ mang đậm nét kiến trúc cổ Trung Hoa, chính giữa có cửa vòm, hai bên cửa là cặp liễn chữ Hán. Mộ bằng đá xanh hình chữ nhật 3,4×2,2m, dày 0,3m, nhô cao 0,8m. Đứng trước mộ là 2 tượng người bằng đá, một nam một nữ, mang tên là Lương Phước Thắng và Kiều Thoại Hương. 

Hương án và bia trước bằng đá được chạm khắc công phu. Trên bia có ba hàng chữ Hán ghi lại phần mộ của ông Lý Tường Quan kèm theo danh tánh các con cùng lập mộ.

Phía sau mộ là một tấm bia lớn được dựng rất trang trọng. Hai bên là liễn đối. Trên bia có khắc hơn 300 chữ Hán với nội dung ghi lại tiểu sử và sự nghiệp của ông Lý Tường Quan.

c
Mộ cụ bà Nguyễn Thị Lâu – vợ ông Bá hộ Xường

Mộ bà Nguyễn Thị Lâu, vợ ông Lý Tường quan được xây dựng ngoài trời bên cạnh nhà mồ. Quần thể nhà mồ và mộ của ông bà Lý Tường Quan đều là di sản quý giá về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và chạm khắc trang trí của Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Bá hộ Xường mất năm 1896, khi mới 54 tuổi, đang cười nói bình thường thì lịm đi rồi mất. Tài sản chia cho các con cháu mỗi người một phần. Hậu duệ của ông nhiều người tiếp tục nghiệp kinh doanh như Lý Văn Mạnh mở rộng cả một mật khu ở vùng Đức Hòa, Đức Huệ của Long An ngày nay để trồng mía, xây hàng loạt nhà máy đường, hay xây dựng nên khu chợ vải Soái Kình Lâm… Nhiều người khác chọn con đường làm kỹ sư, bác sĩ, công chức. Nhờ được ăn học đầy đủ, rất nhiều người thành đạt nhưng không một ai có thể tạo dựng nên tên tuổi như bá hộ Xường. Tài sản thay đổi tản mác, sau năm 1975 nhiều con cháu của ông hiến bớt nhà cửa cho Nhà nước rồi ra nước ngoài định cư, thỉnh thoảng về dự giỗ và thăm mộ tổ tiên.

Pháp luật TP.HCM

 

Trên đường Hải Thượng Lãn Ông (TP.HCM) có nhiều ngôi nhà kiểu cổ của Chợ Lớn năm xưa. Trong số đó có một khu nhà trệt hiện là từ đường của dòng họ Lý cũng là gia sản còn lại của bá hộ Xường, người từng mệnh danh là giàu thứ ba trong nhóm “Tứ đại phú”.

Những gia tộc nổi tiếng nhất Việt Nam (Kỳ 5): Chuyện chưa kể về gia tộc giàu hơn Vua Bảo Đại và của hồi môn 20.000 lượng vàng cho cháu gái Những gia tộc nổi tiếng nhất Việt Nam (Kỳ 3): Li kỳ đám tang 7 ngày 7 đêm và những bí ẩn của gia đình ‘công tử Bạc Liêu’ Những gia tộc nổi tiếng nhất Việt Nam (Kỳ 4): Dòng họ Trịnh giàu bậc nhất Hà Nội và điều ít biết về hơn 5000 lượng vàng hiến cho Cách mạng

Gia sản bề thế của ngưởi bỏ quan trường theo thương trường

Bá hộ Xường, tên thật là Lý Tường Quan, tự Phước Trai, sinh năm 1842, mất năm 1896. Do ông còn có tên là Xường, lại rất giàu có nên người ta còn gọi là Bá hộ Xường, hay Hộ Xường. Theo lời truyền “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định”, bá hộ Xường là người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa.

Báo Tuổi Trẻ chủ nhật số 5-98 của Nguyễn Thế Kỷ, đã cung cấp thêm một số thông tin, tóm lược như sau: Rời bỏ vai công chức “quèn”, Bá hộ Xường dốc tâm sức vào việc kinh doanh thịt cá xuất khẩu, mua đất xây cất biệt thự tại vùng Chợ Lớn để cho thuê và bán. Ông giàu lên rất nhanh, nổi tiếng khắp vùng.

a
Từ đường bề thế của họ Lý ở đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5, TP.HCM

Chuyện kể lại rằng, từ nhỏ, Tường Quan tỏ ra thông minh và hiếu học. Ngoài tiếng Việt, Tường Quan đi học cả tiếng Pháp, tiếng Hoa và tỏ ra xuất sắc cả cầm kỳ thi họa. Vì thế, ông được người Hoa bầu là bang trưởng bang Triều Châu khi còn rất trẻ. Sau đó ông được Pháp mời ra làm thông ngôn, kiêm luôn chức vụ bang trưởng cả bảy bang Hoa kiều Chợ Lớn.

Thế nhưng, năm 30 tuổi, Tường Quan xin rời khỏi việc thông ngôn vốn nhiều người mơ ước để đi buôn. Lý giải quyết định bỏ quan trường theo thương trường, có người cho rằng ông thích tự dọc ngang làm giàu hơn là thích làm chức sắc trong bộ máy cai trị thực dân.

Ban đầu ông kinh doanh thực phẩm chủ yếu là cá thịt. Ông thu mua cá ở lục tỉnh, mang lên bán ở Chợ Lớn và Sài Gò. Ông còn cho chế biến cá khô, mắm để bán ở các vùng xa hơn, thậm chí bán ra nước ngoài. Sự hiểu biết và mối quan hệ với người Pháp giai đoạn làm thông ngôn giúp nhiều cho việc giao thương, xuất nhập khẩu của ông.

Làm ăn phất lên trông thấy, Tường Quan tiếp tục mở rộng kinh doanh, sau khi thu mua thịt cá ở miền Tây bán cho người thị tứ, ông bán ngược lại nhu yếu phẩm cho nông dân.

Hệ thống thu mua của ông càng mở rộng chân rết khắp tỉnh thành, thậm chí người ta đồn rằng đến gần một nửa dân miền Tây mua hàng hóa nhu yếu phẩm là có nguồn gốc xuất phát từ đầu mối của ông Tường Quan. Ngày càng giàu có, người ta không còn gọi ông bằng tên thật Tường Quan nữa, mà bằng tên bá hộ Xường.

Tiếp tục đầu tư bất động sản, bá hộ Xường tiếp tục phất như diều gặp gió. Với chiêu thức mua đất giá rẻ, sau đó ra xây nhà, xây biệt thự rồi cho thuê lại.

Người ta nói phần lớn nhà cửa trong vùng Chợ Lớn Mới và vài quận lân cận đều là của bá hộ Xường xây cho thuê. Cần biết rằng chú Hỏa (Huỳnh Văn Hoa) được xem là có rất nhiều nhà thuê ở vùng Sài Gòn – Gia Định, tương truyền đến 30.000 căn nhà, vậy mà cũng chỉ được xếp thứ tư trong “Tứ đại phú”, sau cả bá hộ Xường.

Trong khi nhứt Sỹ (huyện Sĩ), nhì Phương (tổng đốc Phương) làm giàu nhờ có các chức vụ trong chính quyền Pháp thì tam Xường (Lý Tường Quan) chỉ nhờ vào năng lực sẵn có của mình để tiến thân, khiến người đời cảm phục.

Trên đường Hải Thượng Lãn Ông (phường 14, quận 5) còn lại ngôi từ đường của dòng họ Lý. Sinh thời, căn nhà này là nơi ông bà Lý Tường Quan và các con sinh sống. Nhà từ đường này được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.

Choáng ngợp khu mộ cổ của bá hộ giàu nhất Sài Gòn xưa

Nằm tọa lạc trong hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú (TP.HCM) là cổ mộ rộng khoảng 100 m2 và được xây từ hơn 100 năm trước của vợ chồng ông Lý Tường Quan.

choang-ngop-khu-mo-co-cua-ba-ho-giau-nhat-sai-gon-xua-4-1472781860-width470height313
Khu mộ của bá hộ Xường được xây bằng đá, có tường rào, mái che, họa tiết chạm khắc công phu.

Khu mộ mang đậm nét kiến trúc cổ Trung Hoa, chính giữa có cửa vòm, hai bên cửa là cặp liễn chữ Hán. Mộ bằng đá xanh hình chữ nhật 3,4×2,2m, dày 0,3m, nhô cao 0,8m. Đứng trước mộ là 2 tượng người bằng đá, một nam một nữ, mang tên là Lương Phước Thắng và Kiều Thoại Hương. 

Hương án và bia trước bằng đá được chạm khắc công phu. Trên bia có ba hàng chữ Hán ghi lại phần mộ của ông Lý Tường Quan kèm theo danh tánh các con cùng lập mộ.

Phía sau mộ là một tấm bia lớn được dựng rất trang trọng. Hai bên là liễn đối. Trên bia có khắc hơn 300 chữ Hán với nội dung ghi lại tiểu sử và sự nghiệp của ông Lý Tường Quan.

c
Mộ cụ bà Nguyễn Thị Lâu – vợ ông Bá hộ Xường

Mộ bà Nguyễn Thị Lâu, vợ ông Lý Tường quan được xây dựng ngoài trời bên cạnh nhà mồ. Quần thể nhà mồ và mộ của ông bà Lý Tường Quan đều là di sản quý giá về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và chạm khắc trang trí của Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Bá hộ Xường mất năm 1896, khi mới 54 tuổi, đang cười nói bình thường thì lịm đi rồi mất. Tài sản chia cho các con cháu mỗi người một phần. Hậu duệ của ông nhiều người tiếp tục nghiệp kinh doanh như Lý Văn Mạnh mở rộng cả một mật khu ở vùng Đức Hòa, Đức Huệ của Long An ngày nay để trồng mía, xây hàng loạt nhà máy đường, hay xây dựng nên khu chợ vải Soái Kình Lâm… Nhiều người khác chọn con đường làm kỹ sư, bác sĩ, công chức. Nhờ được ăn học đầy đủ, rất nhiều người thành đạt nhưng không một ai có thể tạo dựng nên tên tuổi như bá hộ Xường. Tài sản thay đổi tản mác, sau năm 1975 nhiều con cháu của ông hiến bớt nhà cửa cho Nhà nước rồi ra nước ngoài định cư, thỉnh thoảng về dự giỗ và thăm mộ tổ tiên.

Pháp luật TP.HCM

 

Như Ý / Tin nhanh Online

Ý kiến bạn đọc

Như Ý / Tin nhanh Online

Cùng chuyên mục

Giá Cả Thị Trường

Bài Viết Mới