Chủ Nhật, 11 Tháng 5, 2025
Trang chủThời SựNhững tướng cướp khét tiếng Việt Nam một thời (Kỳ 2): Điềm...

Những tướng cướp khét tiếng Việt Nam một thời (Kỳ 2): Điềm Khắc Kim – 'ma chơi' quậy nát dinh thự sĩ quan Mỹ và cuộc đào tẩu 'lò bát quái' Chí Hoà

Tướng cướp Điềm Khắc Kim đã “thành danh” từ những năm 1960 – 1970, được giới giang hồ Sài Gòn xếp vào hạng “Đại ca của các đại ca”. Khác với các tướng cướp khác, Điềm Khắc Kim chỉ đơn thương độc mã, nhưng lại nổi tiếng với những phi vụ “xuất quỷ nhập thần”, thách thức nhiều quân đội Mỹ truy bắt thời ấy.

Phi vụ đột nhập dinh thự ma quái khiến thiếu tá Mỹ “ngậm hột thị”

Điềm Khắc Kim tên thật là Lê Văn Minh, sinh năm 1947 tại khu Chuồng Bò, Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp, trong một gia đình nghèo, đông con, 12 anh em.

Lúc đầu, Minh cũng là một thanh niên bình thường với vẻ ngoài thư sinh, hiền lành. Nhưng sự kiện cô gái bán bar Helen Diễm, người mà Điềm yêu thầm bị lính Mỹ hiếp chết, quăng xác ra đường đã khiến Minh hận đời, căm thù lính Mỹ.

Hành trình làm tướng cướp cô độc của mình, hắn thường kết hợp cướp của và cưỡng hiếp vợ của người Mỹ để trả thù cho mối tình đầu!

4_84209
Điền Khắc Kim. Ảnh Pháp luật TP.HCM

Trong các phi vụ trộm cắp kinh điển của Điềm Khắc Kim phải kể đến vụ đột nhập nhà thiếu tá Tòn, một kẻ khét tiếng gian ác ở khu vực Gia Định. Thiếu tá Tòn lại quản lý khu vực cầu Hang (bây giờ thuộc đường Phan Văn Trị, phường 1, Q.Gò Vấp và phường 11, Q.Bình Thạnh) cũng là nơi Điềm Khắc Kim thường lui tới. Bởi ở đó có cô gái hàng xóm dễ thương tên Hằng (mối tình đơn phương của ĐKK) bán cà phê cho một quán nhỏ ở gần đó.

Tuy nhiên, vị thiếu tá này lại cho lính truy bắt Điềm Khắc Kim mỗi khi thấy bóng dáng y lẩn quẩn quanh khu vực mà mình phụ trách. Thiếu tá Tòn tự tin cảnh cáo: “chỉ cần Điền Khắc Kim đến khu vực này hành nghề, sẽ cho tên cướp ăn đạn ngay lập tức”.

Với bản chất của một tên cướp ngang tàng nhưng cũng hết sức ranh mãnh, hắn từng thực hiện một loạt vụ đột nhập cướp của, hiếp dâm vợ các quan chức Mỹ thời đó, vì vậy đối với lời cảnh cáo của thiếu tá Tòn, hắn cũng “chẳng kiêng nể” gì.

Ngay sau lời thách thức của ngài Tòn, chiếc xe Vespa mà thiếu tá Tòn quý còn hơn cả vợ đã “không cánh mà bay”. 

Một lần, thiếu tá Tòn nhận được một hộp quà. Khi mở ra, hắn rụng rời khi nhìn thấy một quả lựu đạn nằm gọn trong đó với một mảnh giấy ghi rằng “từ bỏ ý định bắt tôi đi nếu ông còn muốn sống”.

Tim đập mạnh, chân tay run lẩy bẩy, vừa sợ vừa tức giận, thiếu tá Tòn một lần nữa huy động lính đến tận nhà Điền Khắc Kim ở khu chuồng bò cách đó chưa đầy một cây số để tìm bắt kẻ “quá láo” này. Nhưng cũng đành ôm hận trở về.

Chẳng phải tay vừa, thiếu tá T. còn huy động người truy bắt Điền Khắc Kim gắt gao hơn. Một mảnh giấy nữa lại được gửi đến với nội dung: “Đêm nay, tôi sẽ ghé thăm nhà ông”.

Đêm hôm ấy, biệt thự của tay thiếu tá được 20 tên lính thiện chiến canh gác, đảm bảo “một con ruồi bay không lọt”. Tay thiếu tá lên phòng làm một giấc thật say. Sáng hôm sau, dậy đi làm, tiến lại chỗ móc treo quần áo, bộ quần áo nhà binh cùng với khẩu súng ngắn đã không còn ở đó. Chỉ còn một mẩu giấy trên bàn viết 3 chữ “Điền Khắc Kim”. 

Thiếu tá Tòn như không còn tin vào mắt mình, bởi bên ngoài gần 20 tên lính của y vẫn đang đi tuần tra xung quanh. Tòn không muốn ai biết mình bị Điền Khắc Kim chơi “vố đau”, nên sự việc trên đã bị giấu nhẹm. Thế nhưng việc nhà thiếu tá Tòn đầy lính canh gác, cũng như “chiến lợi phẩm” mà Điền Khắc Kim lấy được (khẩu súng ngắn cùng bộ quân phục) đem trả lại cho “khổ chủ” sau đó, như từng trả chiếc xe Vespa đã nói lên tất cả…

Sau sự việc này, thiếu tá Tòn đã từ bỏ hẳn ý định bắt Điền Khắc Kim và có phần e dè với tên tội phạm đặc biệt nguy hiểm này. Nhưng việc Điền Khắc Kim phải vào TTCH Gia Định, vượt ngục và bị bắt lại, rồi bị đày biệt xứ ra Côn Đảo có sự “nhúng tay” của thiếu tá Tòn.

Đào thoát ngoạn mục khỏi “lò bát quái” Chí Hòa

Trung tâm cải huấn (TTCH) Chí Hòa (nay là Trại tạm giam Chí Hòa – CATP.HCM) được Pháp xây dựng vào khoảng đầu thập niên 40 với tổng diện tích khoảng 7ha có 238 phòng, để giam giữ tù chính trị và hình sự.

Nhà lao này được xây dựng theo hình bát quái (tám cạnh), mỗi cạnh là một khu, xây bịt kín ở phía ngoài. Còn phía trong toàn song sắt và mỗi khu có bốn buồng giam. Ngay trung tâm “bát quái” là một vọng gác cao hơn 20 mét. Từ đây có thể quan sát tổng thể khu bát quái, kể cả sinh hoạt của phạm nhân ở các buồng giam. Đồng thời để dễ dàng trong quản lý tù nhân, ở mỗi khu được sơn màu sơn khác nhau và can phạm nào ở khu nào cũng đều có mang biển số trên người cùng màu với khu giam của mình.

Sự phân biệt này nhằm tạo thuận lợi dễ dàng cho việc kiểm soát của lực lượng canh giữ trại. Một phạm nhân ở khu này tự ý đi vào khu khác đều có thể bị phát hiện được ngay.

“Hoặc là có cánh, hoặc là biết độn thổ mới thoát khỏi nơi này” –  Đó là lời nhận định của những tên tử tù nằm ở trại giam Chí Hoà. Vậy mà Điềm Khắc Kim đã làm nên điều không tưởng, rúng động báo chí lúc bấy giờ.

2_141815
Lò bát quái” Chí Hòa ghi dấu cuộc vượt ngục của Điền Khắc Kim. Ảnh: Pháp luật TP.HCM

Đêm 26/12/1971, Điền Khắc Kim đột nhập vào nhà một Mỹ kiều ở đường Ngô Tùng Châu để “ăn hàng”, bị gia chủ và nhân viên an ninh phát hiện truy bắt. Điền Khắc Kim hai tay hai súng bắn thẳng về phía các nhân viên an ninh để tìm đường tẩu thoát nhưng đã bị bắn một phát ngã nhào bất tỉnh.

Sau vụ ấy hắn bị kết án 20 năm tù giam. Vì chỉ bị kết án tù giam cải tạo và bị thương nặng nên hắn được xếp ở cùng các tù nhân có mức án thấp, điều trị trong khu y tế của trại. Chính vì được lọt vào khu này, Điềm Khắc Kim mới có ý tưởng vượt ngục vì có cơ hội để ra được bên ngoài.

Không ai nghĩ rằng tên cướp nhỏ con, bị hai vết thương mới trong giai đoạn ổn định, người gầy nhom, mặt xanh mét lại đủ gan khởi để nuôi ý định đào thoát khỏi trại giam Chí Hòa. Nhưng chính Điềm Khắc Kim lại nuôi dưỡng âm mưu đó và mỗi ngày hắn ấp ủ thêm hy vọng khi đã quan sát, nghiên cứu mọi quy luật sinh hoạt của khu hỏa thực.

Theo quy định chung của khu hỏa thực, mỗi chiều cuối tuần sẽ được bộ phận phụ trách chiếu phim của TTCH phục vụ cho các phạm nhân coi phim. Nắm bắt, điều nghiên mọi hoạt động của khu hỏa thực cũng như quy luật đi lại của một số cai ngục nơi đây, Kim đã hoạch định sẵn trong đầu một “kế hoạch hoàn hảo”.

Đêm ngày 23/4/1972 hơn 200 tù nhân bị Kim xúi giục làm loạn. Tiếng la hét inh ỏi, đòi yêu sách cải tiến chế độ ăn uống. Toàn bộ trại giam báo động, sĩ quan, binh sĩ trực gác đổ về hiện trường lo giải quyết sự cố bất ngờ. 

Lợi dụng lúc đó, Kim đã trổ tài “đột vòm” của mình bằng cách thu gọn người, bu dưới gầm chiếc xe Jeep của tay trung tá cai ngục. Hắn như con thằn lằn bò trên trần nhà, đu bám vào gầm xe. 

Trong lúc đó bên ngoài cổng trại, viên trung tá phụ trách trại giam cũng được cấp báo qua máy bộ đàm nên lập tức dừng xe lại để quay trở lại vào cổng chỉ huy việc trấn áp, dẹp bạo loạn. Thừa cơ hội này, và cũng đúng y như kịch bản chuẩn xác theo kế hoạch vạch ra, Điềm Khắc Kim buông tay khỏi gầm xe Jeep nhẹ nhàng tiếp đất rồi bò ngược ra sau thoát hiểm dễ dàng. Cuộc vượt ngục của tướng cướp Điềm Khắc Kim thành công mỹ mãn.

Sau khi hoảng loạn, nháo nhào trấn áp xong cuộc bạo loạn, đám sĩ quan, binh lính của trại giam Chí Hòa kiểm lại quân số mới phát hiện thiếu mất tướng cướp Điềm Khắc Kim.

Ngay trong đêm, một cuộc đổ quân rầm rộ chốt chặn mọi ngả đường để lục soát mong tìm ra tung tích tên tướng cướp xuất quỷ nhập thần Điềm Khắc Kim. Đồng thời tại những nơi mà Điềm Khắc Kim thường lui tới cũng bị vây kín như khu vực: Công viên Gia Định, ngã ba Chú Ía, khu vực Chuồng Bò Hạnh Thông Tây, Gò Vấp; khu vực đường Tôn Đản, Khánh Hội quận 4. Nhưng Điềm Khắc Kim một lần nữa, lại như bóng ma biến mất khỏi lưới bủa vây của an ninh, cảnh sát khiến cho nhà chức trách lúc đó điên lên.

Cùng thời điểm đó báo chí chế độ cũ đã “ca ngợi” hết lời về “tên cướp ghê gớm Điềm Khắc Kim” đó cũng là một “cú tát” đau như cắt vào mặt các quan chức, các cai ngục tại TTCH Chí Hòa. Điềm Khắc Kim vượt ngục thành công, tên tuổi vai vế giang hồ của tên cướp “cô độc” này được nâng lên một bậc có thể nói là sánh ngang với các đại ca giang hồ trước đó như: Đại “cathay”; Huỳnh Tỳ, Tám Lâu, Sơn Vương Trần Văn Thoại.

Tướng cướp Điềm Khắc Kim đã “thành danh” từ những năm 1960 – 1970, được giới giang hồ Sài Gòn xếp vào hạng “Đại ca của các đại ca”. Khác với các tướng cướp khác, Điềm Khắc Kim chỉ đơn thương độc mã, nhưng lại nổi tiếng với những phi vụ “xuất quỷ nhập thần”, thách thức nhiều quân đội Mỹ truy bắt thời ấy.

Những tướng cướp khét tiếng Việt Nam một thời (Kì 1): ‘Siêu trộm’ được viết sách, dựng phim với biệt tài ‘xuất quỷ nhập thần’ vượt ngục thần kỳ Dùng dao kề cổ tài xế taxi để cướp ngay trong lũ Cảnh sát nổ súng khống chế 2 thiếu niên cướp giật trên đường Lí giải những giọt nước mắt ‘muộn màng’ của những nam sinh ‘điển trai’ giết người yêu để cướp tài sản

Phi vụ đột nhập dinh thự ma quái khiến thiếu tá Mỹ “ngậm hột thị”

Điềm Khắc Kim tên thật là Lê Văn Minh, sinh năm 1947 tại khu Chuồng Bò, Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp, trong một gia đình nghèo, đông con, 12 anh em.

Lúc đầu, Minh cũng là một thanh niên bình thường với vẻ ngoài thư sinh, hiền lành. Nhưng sự kiện cô gái bán bar Helen Diễm, người mà Điềm yêu thầm bị lính Mỹ hiếp chết, quăng xác ra đường đã khiến Minh hận đời, căm thù lính Mỹ.

Hành trình làm tướng cướp cô độc của mình, hắn thường kết hợp cướp của và cưỡng hiếp vợ của người Mỹ để trả thù cho mối tình đầu!

4_84209
Điền Khắc Kim. Ảnh Pháp luật TP.HCM

Trong các phi vụ trộm cắp kinh điển của Điềm Khắc Kim phải kể đến vụ đột nhập nhà thiếu tá Tòn, một kẻ khét tiếng gian ác ở khu vực Gia Định. Thiếu tá Tòn lại quản lý khu vực cầu Hang (bây giờ thuộc đường Phan Văn Trị, phường 1, Q.Gò Vấp và phường 11, Q.Bình Thạnh) cũng là nơi Điềm Khắc Kim thường lui tới. Bởi ở đó có cô gái hàng xóm dễ thương tên Hằng (mối tình đơn phương của ĐKK) bán cà phê cho một quán nhỏ ở gần đó.

Tuy nhiên, vị thiếu tá này lại cho lính truy bắt Điềm Khắc Kim mỗi khi thấy bóng dáng y lẩn quẩn quanh khu vực mà mình phụ trách. Thiếu tá Tòn tự tin cảnh cáo: “chỉ cần Điền Khắc Kim đến khu vực này hành nghề, sẽ cho tên cướp ăn đạn ngay lập tức”.

Với bản chất của một tên cướp ngang tàng nhưng cũng hết sức ranh mãnh, hắn từng thực hiện một loạt vụ đột nhập cướp của, hiếp dâm vợ các quan chức Mỹ thời đó, vì vậy đối với lời cảnh cáo của thiếu tá Tòn, hắn cũng “chẳng kiêng nể” gì.

Ngay sau lời thách thức của ngài Tòn, chiếc xe Vespa mà thiếu tá Tòn quý còn hơn cả vợ đã “không cánh mà bay”. 

Một lần, thiếu tá Tòn nhận được một hộp quà. Khi mở ra, hắn rụng rời khi nhìn thấy một quả lựu đạn nằm gọn trong đó với một mảnh giấy ghi rằng “từ bỏ ý định bắt tôi đi nếu ông còn muốn sống”.

Tim đập mạnh, chân tay run lẩy bẩy, vừa sợ vừa tức giận, thiếu tá Tòn một lần nữa huy động lính đến tận nhà Điền Khắc Kim ở khu chuồng bò cách đó chưa đầy một cây số để tìm bắt kẻ “quá láo” này. Nhưng cũng đành ôm hận trở về.

Chẳng phải tay vừa, thiếu tá T. còn huy động người truy bắt Điền Khắc Kim gắt gao hơn. Một mảnh giấy nữa lại được gửi đến với nội dung: “Đêm nay, tôi sẽ ghé thăm nhà ông”.

Đêm hôm ấy, biệt thự của tay thiếu tá được 20 tên lính thiện chiến canh gác, đảm bảo “một con ruồi bay không lọt”. Tay thiếu tá lên phòng làm một giấc thật say. Sáng hôm sau, dậy đi làm, tiến lại chỗ móc treo quần áo, bộ quần áo nhà binh cùng với khẩu súng ngắn đã không còn ở đó. Chỉ còn một mẩu giấy trên bàn viết 3 chữ “Điền Khắc Kim”. 

Thiếu tá Tòn như không còn tin vào mắt mình, bởi bên ngoài gần 20 tên lính của y vẫn đang đi tuần tra xung quanh. Tòn không muốn ai biết mình bị Điền Khắc Kim chơi “vố đau”, nên sự việc trên đã bị giấu nhẹm. Thế nhưng việc nhà thiếu tá Tòn đầy lính canh gác, cũng như “chiến lợi phẩm” mà Điền Khắc Kim lấy được (khẩu súng ngắn cùng bộ quân phục) đem trả lại cho “khổ chủ” sau đó, như từng trả chiếc xe Vespa đã nói lên tất cả…

Sau sự việc này, thiếu tá Tòn đã từ bỏ hẳn ý định bắt Điền Khắc Kim và có phần e dè với tên tội phạm đặc biệt nguy hiểm này. Nhưng việc Điền Khắc Kim phải vào TTCH Gia Định, vượt ngục và bị bắt lại, rồi bị đày biệt xứ ra Côn Đảo có sự “nhúng tay” của thiếu tá Tòn.

Đào thoát ngoạn mục khỏi “lò bát quái” Chí Hòa

Trung tâm cải huấn (TTCH) Chí Hòa (nay là Trại tạm giam Chí Hòa – CATP.HCM) được Pháp xây dựng vào khoảng đầu thập niên 40 với tổng diện tích khoảng 7ha có 238 phòng, để giam giữ tù chính trị và hình sự.

Nhà lao này được xây dựng theo hình bát quái (tám cạnh), mỗi cạnh là một khu, xây bịt kín ở phía ngoài. Còn phía trong toàn song sắt và mỗi khu có bốn buồng giam. Ngay trung tâm “bát quái” là một vọng gác cao hơn 20 mét. Từ đây có thể quan sát tổng thể khu bát quái, kể cả sinh hoạt của phạm nhân ở các buồng giam. Đồng thời để dễ dàng trong quản lý tù nhân, ở mỗi khu được sơn màu sơn khác nhau và can phạm nào ở khu nào cũng đều có mang biển số trên người cùng màu với khu giam của mình.

Sự phân biệt này nhằm tạo thuận lợi dễ dàng cho việc kiểm soát của lực lượng canh giữ trại. Một phạm nhân ở khu này tự ý đi vào khu khác đều có thể bị phát hiện được ngay.

“Hoặc là có cánh, hoặc là biết độn thổ mới thoát khỏi nơi này” –  Đó là lời nhận định của những tên tử tù nằm ở trại giam Chí Hoà. Vậy mà Điềm Khắc Kim đã làm nên điều không tưởng, rúng động báo chí lúc bấy giờ.

2_141815
Lò bát quái” Chí Hòa ghi dấu cuộc vượt ngục của Điền Khắc Kim. Ảnh: Pháp luật TP.HCM

Đêm 26/12/1971, Điền Khắc Kim đột nhập vào nhà một Mỹ kiều ở đường Ngô Tùng Châu để “ăn hàng”, bị gia chủ và nhân viên an ninh phát hiện truy bắt. Điền Khắc Kim hai tay hai súng bắn thẳng về phía các nhân viên an ninh để tìm đường tẩu thoát nhưng đã bị bắn một phát ngã nhào bất tỉnh.

Sau vụ ấy hắn bị kết án 20 năm tù giam. Vì chỉ bị kết án tù giam cải tạo và bị thương nặng nên hắn được xếp ở cùng các tù nhân có mức án thấp, điều trị trong khu y tế của trại. Chính vì được lọt vào khu này, Điềm Khắc Kim mới có ý tưởng vượt ngục vì có cơ hội để ra được bên ngoài.

Không ai nghĩ rằng tên cướp nhỏ con, bị hai vết thương mới trong giai đoạn ổn định, người gầy nhom, mặt xanh mét lại đủ gan khởi để nuôi ý định đào thoát khỏi trại giam Chí Hòa. Nhưng chính Điềm Khắc Kim lại nuôi dưỡng âm mưu đó và mỗi ngày hắn ấp ủ thêm hy vọng khi đã quan sát, nghiên cứu mọi quy luật sinh hoạt của khu hỏa thực.

Theo quy định chung của khu hỏa thực, mỗi chiều cuối tuần sẽ được bộ phận phụ trách chiếu phim của TTCH phục vụ cho các phạm nhân coi phim. Nắm bắt, điều nghiên mọi hoạt động của khu hỏa thực cũng như quy luật đi lại của một số cai ngục nơi đây, Kim đã hoạch định sẵn trong đầu một “kế hoạch hoàn hảo”.

Đêm ngày 23/4/1972 hơn 200 tù nhân bị Kim xúi giục làm loạn. Tiếng la hét inh ỏi, đòi yêu sách cải tiến chế độ ăn uống. Toàn bộ trại giam báo động, sĩ quan, binh sĩ trực gác đổ về hiện trường lo giải quyết sự cố bất ngờ. 

Lợi dụng lúc đó, Kim đã trổ tài “đột vòm” của mình bằng cách thu gọn người, bu dưới gầm chiếc xe Jeep của tay trung tá cai ngục. Hắn như con thằn lằn bò trên trần nhà, đu bám vào gầm xe. 

Trong lúc đó bên ngoài cổng trại, viên trung tá phụ trách trại giam cũng được cấp báo qua máy bộ đàm nên lập tức dừng xe lại để quay trở lại vào cổng chỉ huy việc trấn áp, dẹp bạo loạn. Thừa cơ hội này, và cũng đúng y như kịch bản chuẩn xác theo kế hoạch vạch ra, Điềm Khắc Kim buông tay khỏi gầm xe Jeep nhẹ nhàng tiếp đất rồi bò ngược ra sau thoát hiểm dễ dàng. Cuộc vượt ngục của tướng cướp Điềm Khắc Kim thành công mỹ mãn.

Sau khi hoảng loạn, nháo nhào trấn áp xong cuộc bạo loạn, đám sĩ quan, binh lính của trại giam Chí Hòa kiểm lại quân số mới phát hiện thiếu mất tướng cướp Điềm Khắc Kim.

Ngay trong đêm, một cuộc đổ quân rầm rộ chốt chặn mọi ngả đường để lục soát mong tìm ra tung tích tên tướng cướp xuất quỷ nhập thần Điềm Khắc Kim. Đồng thời tại những nơi mà Điềm Khắc Kim thường lui tới cũng bị vây kín như khu vực: Công viên Gia Định, ngã ba Chú Ía, khu vực Chuồng Bò Hạnh Thông Tây, Gò Vấp; khu vực đường Tôn Đản, Khánh Hội quận 4. Nhưng Điềm Khắc Kim một lần nữa, lại như bóng ma biến mất khỏi lưới bủa vây của an ninh, cảnh sát khiến cho nhà chức trách lúc đó điên lên.

Cùng thời điểm đó báo chí chế độ cũ đã “ca ngợi” hết lời về “tên cướp ghê gớm Điềm Khắc Kim” đó cũng là một “cú tát” đau như cắt vào mặt các quan chức, các cai ngục tại TTCH Chí Hòa. Điềm Khắc Kim vượt ngục thành công, tên tuổi vai vế giang hồ của tên cướp “cô độc” này được nâng lên một bậc có thể nói là sánh ngang với các đại ca giang hồ trước đó như: Đại “cathay”; Huỳnh Tỳ, Tám Lâu, Sơn Vương Trần Văn Thoại.

T.H / Tin nhanh Online

Ý kiến bạn đọc

T.H / Tin nhanh Online

Cùng chuyên mục

Giá Cả Thị Trường

Bài Viết Mới