Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024
Trang chủThời SựQuỹ PASTB hỗ trợ bệnh nhân ngoại quốc đầu tiên chiến thắng...

Quỹ PASTB hỗ trợ bệnh nhân ngoại quốc đầu tiên chiến thắng bệnh lao

Vừa qua, người bệnh mang quốc tịch Lào Siêng Bun Thăn – người nước ngoài đầu tiên được Quỹ PASTB (Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao) hỗ trợ toàn bộ chi phí điều trị bệnh lao tại Bệnh viện Phổi Trung ương.

Bệnh nhân Siêng Bun Thăn (60 tuổi) là một y sỹ nghèo sống tại bản Cha Cút, huyện Mường Khoa, tỉnh Phong Xa Lỳ, quốc gia Lào, giáp với tỉnh Điện Biên của nước ta.

Theo lời bệnh nhân chia sẻ, ônh bị lao màng phổi từ lâu khiến sức khỏe suy kiệt và khó thở. Do nơi sống gần với Việt Nam và được biết các bác sĩ Việt Nam chữa lao rất tốt nên ông tới bệnh viện để điều trị.

Đầu tiên, bệnh nhân Siêng Bun Thăn sang điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Điện Biên, sau đó ngày 26/6/2019 được chuyển tuyến lên Bệnh viện Phổi Trung để phẫu thuật nội soi bóc vỏ màng phổi, một di chứng do lao để lại.

Quỹ PASTB hỗ trợ bệnh nhân ngoại quốc đầu tiên chiến thắng bệnh lao Ảnh 1
Nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân Siêng Bun Thăn những ngày nằm viện. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)

Sau ca phẫu thuật kéo dài hơn 4 tiếng, các bác sĩ đã hút dịch làm sạch cặn phổi, bóc vỏ ổ cặn cho người bệnh.

Ngoài ra, toàn bộ viện phí, chi phí phẫu thuật, suất ăn dinh dưỡng cho bệnh nhân Siêng Bun Thăn đều được Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao chi trả với tổng số tiền lên tới hơn 25 triệu đồng.

Được biết, gia đình bệnh nhân Siêng Bun Thăn có tới 5 người con, vợ và các con đều làm nông nghiệp vì vậy chi phí điều trị bệnh lao trong thời gian kéo dài là một gánh nặng rất lớn đối với gia đình. Hoàn cảnh khó khăn của bác đã được Đại sứ quán Lào tại Việt Nam xác nhận. Trước hoàn cảnh khó khăn của bệnh nhân y sĩ là người Lào, Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao đã hỗ trợ chi phí điều trị cho bệnh nhân.

Bác sĩ Nguyễn Đức Tuyến – người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Siêng Bun Thăn cho hay, lồng ngực của bệnh nhân Siêng Bun Thăn không cân xứng, một bên xẹp, một bên bình thường. Chính vì vậy bệnh nhân đau nhiều và có nguy cơ xương xếp chồng lên nhau, nên cần hạn chế vận động mạnh. Bệnh nhân sau ra viện cần phục hồi chức năng trong vòng một năm để lồng ngực bên xẹp trở về như bình thường.

Theo Laodongthudo.Vn

Cùng chuyên mục

Giá Cả Thị Trường

Bài Viết Mới