Thứ Năm, 28 Tháng Ba, 2024
Trang chủTin Gia Lai“Sốt đất” ở Gia Lai, khó giải phóng mặt bằng làm dự...

“Sốt đất” ở Gia Lai, khó giải phóng mặt bằng làm dự án cầu đường

Dư âm của cơn “sốt đất” vào cuối năm 2021 ở huyện Chư Pưh, Gia Lai đã làm khó cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng để làm dự án đường giao thông. Cùng với giá vật liệu tăng gây nguy cơ chậm tiến độ dự án, tăng chi phí…  

“Sốt đất” ở Gia Lai, khó giải phóng mặt bằng làm dự án cầu đường
“Sốt đất” làm khó cho tiến độ thi công các dự án giao thông quan trọng ở tỉnh Gia Lai. Ảnh P.N

Ngày 22.7, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai – cho biết, các đơn vị đang đẩy nhanh công tác đền bù giải phóng mặt bằng, giải ngân vốn và tiến độ thi công các dự án trọng điểm.  

Tổng kế hoạch vốn đầu tư công được giao năm 2022: 1.143.098 triệu đồng. Trong đó, giải ngân đến ngày 30.7.2022 là 213.372 triệu đồng (mới đạt 18,65% ). Dự kiến giải ngân đến 31.1.2023: 987.480 triệu đồng (đạt 86,32% kế hoạch).

Tại Gia Lai, năm 2022 là năm triển khai nhiều dự án khởi công mới của giai đoạn đầu tư công trung hạn 2021-2025. Đối với các dự án khởi công mới, mất nhiều thời gian triển khai các thủ tục khảo sát, thiết kế, thẩm định phê duyệt, đấu thầu.., phải đến cuối năm mới khởi công công trình, nên những tháng đầu năm giải ngân đạt thấp.

Giá cả nhiên liệu, vật tư, vật liệu tăng đột biến đã gây khó khăn rất lớn cho các nhà thầu thi công, đặc biệt là các dự án ký hợp đồng theo hình thức đơn giá cố định, khởi công vào các năm 2020, 2021.  

Bao gồm một số dự án như: Dự án Tuyến giao thông biên giới cấp bách huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai: Khởi công tháng 12.2020, dự kiến hoàn thành tháng 11.2022; Dự án Đường liên huyện Chư Sê – Chư Pưh – Chư Prông, tỉnh Gia Lai: Khởi công tháng 3.2021, dự kiến hoàn thành tháng 12.2022.

Dự án Nâng cấp, cải tạo đường Tỉnh 663: Khởi công tháng 12.2021, dự kiến hoàn thành tháng 11.2023; Dự án Nâng cấp, cải tạo đường Tỉnh 664: Khởi công tháng 12.2021, dự kiến hoàn thành tháng 11.2023.

Nguyên vật liệu đầu vào quý II năm 2022 như: Dầu diezen, xi măng, nhựa đường, đá thép… đều tăng gấp đôi, gấp ba so với quý IV năm 2021.

Đặc biệt, những tháng cuối năm 2021 xảy ra đợt “sốt đất” ở huyện Chư Pưh, giá đất ở, đất nông nghiệp tăng cao đột biến. Hệ lụy là một số hộ dân không đồng tình với mức giá đền bù của nhà nước.

Còn khoảng 2km thuộc thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh vẫn chưa giải phóng mặt bằng xong. Chính quyền địa phương, hội đồng bồi thường đang lên xuống vận động người dân, tránh nguy cơ tăng vốn, đội chi phí…

Thanh Tuấn

Nguồn: Lao Động

Cùng chuyên mục

Giá Cả Thị Trường

Bài Viết Mới