Thứ Năm, 25 Tháng Tư, 2024
Trang chủCông NghệThương vụ sáp nhập Uber-Didi từ năm 2016 đến nay vẫn đang...

Thương vụ sáp nhập Uber-Didi từ năm 2016 đến nay vẫn đang bị “treo” tại Trung Quốc

Đã gần ba năm trôi qua, Uber vẫn chưa thể “bán mình” tại Trung Quốc.

Theo hồ sơ IPO của Uber, Uber đã đồng ý bán mảng kinh doanh của hãng tại Trung Quốc cho ứng dụng gọi xe Didi Chuxing để đổi lấy cổ phần trong một công ty khác. Tuy nhiên, cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc chưa bao giờ thông qua thương vụ này.

“Không rõ bằng cách nào hoặc đến khi nào thì thương vụ được giải quyết”, Uber cho biết trong hồ sơ IPO gửi lên Sở giao dịch chứng khoán New York, cho biết thêm rằng phán quyết cuối cùng có thể thay đổi cách thức hãng kinh doanh và tăng chi phí. Nếu các nhà quản lý vô hiệu hóa thỏa thuận, khoảng 20% ​​cổ phần mà Uber có trong Didi có thể bị vô hiệu.

Theo Bloomberg, Didi từ chối bình luận về vụ việc.

Các nhà quản lý Trung Quốc đã khởi xướng một cuộc điều tra chống độc quyền ngay sau khi có công bố thỏa thuận Uber-Didi, tuy nhiên vụ việc gần như không tiến triển kể từ năm đó. Vụ việc càng cho thấy sự bất an khi kinh doanh tại Trung Quốc, nơi mà ngay cả các doanh nghiệp nổi tiếng cũng có thể gặp khó khăn với các quy định vô hình.

Sáp nhập Uber và Didi kéo dài là hệ quả của cuộc chiến giữa hai công ty gọi xe lớn nhất thế giới. Cùng với nhau, cả hai công ty đã chi ít nhất 2 tỷ USD trong thời gian đó để khuyến mãi cho các chuyến đi trong cuộc chiến giành thị phần của họ.

Các thương vụ sáp nhập khác trong mảng công nghệ của Trung Quốc đã được thông qua mà không có sự cố nào: Meituan và Dianping bắt tay nhau ở dịch vụ mua theo nhóm và thực phẩm, trong khi Ganji.com và 58.com Inc. hợp tác kinh doanh quảng cáo. Nhưng các cơ quan quản lý hầu như có rất ít tiền lệ như thỏa thuận Uber-Didi. Mặc dù cả hai công ty đã hoạt động tại đây trong nhiều năm, gần đây các dịch vụ đi xe mới nhận được tư cách pháp lý chính thức của chính phủ.

Phán quyết của chính phủ có thể phụ thuộc vào cách định nghĩa hoạt động kinh doanh của Didi. Nếu coi Uber là một phần trong hệ thống giao thông Trung Quốc, mối quan tâm chống độc quyền có thể sẽ rất nhỏ. Tuy nhiên, nếu cơ quan quản lý định nghĩa Uber trong thị trường hẹp hơn là dịch vụ gọi xe, mọi việc sẽ khó khăn hơn nhiều khi thương vụ sáp nhập khiến Didi không còn bất kỳ đối thủ cạnh tranh thực sự nào khác.

Hoàng Lan

Vnreview.vn

Cùng chuyên mục

Giá Cả Thị Trường

Bài Viết Mới