Thứ Ba, 6 Tháng 5, 2025
Trang chủThời SựTìm hiểu nghi thức tắm Phật, ngắm bảo vật nhà chùa ở...

Tìm hiểu nghi thức tắm Phật, ngắm bảo vật nhà chùa ở triển lãm văn hóa Phật giáo

Đông đảo tăng ni, phật tử khắp nơi tham gia buổi khai mạc triển lãm văn hóa Phật giáo, nằm trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025.

Tìm hiểu nghi thức tắm Phật, ngắm bảo vật nhà chùa ở triển lãm văn hóa Phật giáo
Ban Tổ chức Đại lễ Vesak 2025 vừa khai mạc Triển lãm Văn hóa Phật giáo. Hòa thượng TS.Tampalawela Dhammaratana – Phó Chủ tịch Thường trực ICDV (Ủy ban Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc) được mời phát biểu về ý nghĩa triển lãm. 
W-z6569678378515_9418448742499d340a42d107950d02b6.jpg
Các tăng ni, đại biểu trong và ngoài nước tham dự sự kiện. Triển lãm nhằm giới thiệu khái quát về giá trị đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam và Phật giáo các nước trên thế giới, gồm ngôn ngữ, nghi lễ, pháp phục, kiến trúc, di sản…
W-z6569758149130_db94d72dd94870bd15d0d79e2714b754.jpg
MC Nguyên Khang giới thiệu tổng quan các gian triển lãm. Mỗi không gian trưng bày không chỉ mang giá trị thẩm mỹ mà còn hàm chứa tâm hồn, phong tục và bản sắc dân tộc. 
W-z6569758171043_9aa32cef821b5606169c409903ece059.jpg
Nghi thức tắm Phật được thực hiện trong sự kiện. Hòa thượng Thích Bửu Chánh, Phó Tổng thư ký Ủy ban Tổ chức Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM cho biết những giá trị bảo vật Phật giáo được giới thiệu đều gắn liền với một thời kỳ lịch sử, phản ánh sâu sắc sự hòa quyện giữa nghệ thuật, tín ngưỡng và tư tưởng triết lý nhà Phật.
W-z6570152427843_37dfce16f5bc4d2aafa0a3e8a000ba09.jpg
Các đại biểu, khách mời đọc thông tin chú thích ở từng ảnh được trưng bày. Triển lãm kéo dài từ ngày 5-8/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam ở TPHCM. 
W-z6570173719456_bcf20f1aefff7d79cb522e5455659237.jpg
Bộ sưu tập nhạc cụ dân tộc được cố Nghệ nhân Ưu tú – Nghệ sĩ Đức Dậu sưu tầm, lần đầu được trưng bày. Trong ảnh, nghệ sĩ Phạm Thị Thu Hiền biểu diễn tại sự kiện. 
W-z6570149547337_52d8a7d6263a8494801742543a1438e5.jpg
Tượng Đức Phật với đa dạng kích cỡ, chất liệu và thời kỳ khác nhau được đặt ở một không gian riêng biệt để người dân chiêm ngưỡng. 
W-z6569893006660_3b205df7da100a0d34fe75ed9f0f6de4.jpg
 Ban Tổ chức bố trí không gian trà đạo cạnh không gian trưng bày bảo vật để các đại biểu có dịp tìm hiểu về văn hóa trà Việt Nam.
W-z6569892997436_c71496a90522b779cbea68c2395f28d6.jpg
Trà là một thức uống thiêng liêng trong Phật giáo, gắn với thiền định và sự tĩnh lặng. Pha trà và thưởng trà đều thấm đẫm tinh thần tỉnh thức Phật giáo.  
W-z6569892988283_bf471e0a9d8aa33ed31b603459d84bcb.jpg
Các món ẩm thực đặc trưng vùng miền cũng được chuẩn bị để các đại biểu dùng kèm trong lúc thưởng trà. 
W-z6569758158594_1d4ba4913f05f352bbaf30fec64fde38.jpg
Thông qua triển lãm, Ban Tổ chức mong muốn đem đến cho đại biểu, tăng ni, phật tử và du khách quốc tế cái nhìn sâu sắc hơn về sự phong phú, lâu đời và giá trị bền vững của Phật giáo Việt Nam. 

Nguồn: vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục

Giá Cả Thị Trường

Bài Viết Mới