Tỉnh Gia Lai – Giới thiệu


Nằm phía Bắc Tây Nguyên, phía Đông giáp Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri Camphuchia, phía Nam giáp Đắk Lắk, phía Bắc giáp Kon Tum.

Tỉnh Gia Lai có diện tích tự nhiên 15.536,9 km2 với 17 đơn vị hành chính gồm thành phố Pleiku, 2 thị xã An Khê, Ayunpa và 14 huyện Chư Păh, Chư Prông, Đăk Đoa, Chư Sê, Chư Pưh, Phú Thiện, Mang Yang, Krông Pa,  Krông Chro, K’bang, Ia Pa, Ia Grai, Đức Cơ, Đăk Pơ. Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh. (Wikipedia)

Gia Lai có độ cao trung bình 700 – 800m so với mặt nước biển nên khí hậu trong lành mát mẻ với hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, trong đó, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc từ tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 – 250 C.

Là một tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú, đa dạng với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhiều thắng cảnh đẹp, có nền văn hóa bản địa đặc sắc với “không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên” đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại hấp dẫn du khách tham quan, ưa thích khám phá, tìm hiểu nền văn hóa đậm đà bản sắc Tây Nguyên.

tỉnh Gia Lai - giới thiệu

  • Thành phố Pleiku:

Thành phố Pleiku là đô thị loại 2, phía bắc Tây Nguyên, nằm trên trục giao thông giữa quốc lộ 14, quốc lộ 19 nối thông suốt cả nước, gần ngã ba Đông Dương, nằm trên cung đường Hồ Chí Minh, và trong vùng tam giác tăng trưởng các tỉnh lân cận và các quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào.

Tổng diện tích tự nhiên là 26.661 km2, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của tỉnh Gia Lai.

Dân số: 214.710 người

tỉnh Gia Lai - giới thiệu

  • Thị xã An Khê:

​Thị xã An Khê nằm trên quốc lộ 19, cách Pleiku 90 km, cách Quy Nhơn 79 km. Nằm giữa 2 đèo An Khê (Giáp huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), Mang Yang (Giáp với huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Thị xã An Khê phía đông giáp tỉnh Bình Định, phía tây và nam giáp huyện Đắk Pơ, phía bắc giáp huyện K’Bang và tỉnh Bình Định. Diện tích tự nhiên là 76.830 km2

Dân số: 63.118 người

  • Thị xã Ayun Pa

Thị xã Ayun Pa nằm ở phía Đông Nam tỉnh Gia Lai. Phía Đông giáp huyện Ia Pa và huyện Krông Pa; Phía Tây giáp huyện Phú Thiện, Phía Nam giáp huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk, Phía Bắc giáp huyện Phú Thiện và huyện Ia Pa.

Diện tích tự nhiên là 287.520 km2 (2013)

Dân số: 35.463 người (2013)

  • Huyện Chư Păh

Phía Tây và Tây Bắc giáp với hai huyện Sa Thầy và Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum. Phía Bắc giáp với thành phố KonTum. Phía Đông Bắc giáp huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. Phía Đông Giáp với huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai. Phía Nam giáp với thành phố Pleiku và huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.

Diện tích tự nhiên là 988.660 km2(2013)

Dân số: 71.000 người (2013)

  • Huyện Chư Prông

Phía Bắc giáp với các huyện Đức Cơ, Ia Grai; phía Đông giáp thành phố Pleiku, Đăk Đoa, Chư Sê; phía Nam  giáp với Ea Súp (Đăk Lắk) và phía Tây giáp với Campuchia.

Tên huyện được đặt theo tên ngọn núi cao nhất vùng – núi Chư Prông “Chưprông” theo tiếng J’ rai có nghĩa là “ngọn núi lớn”, “chư” là ngọn núi, “prông” là lớn.

Diện tích tự nhiên: 1.687,5 km2

Dân số: 75.363 người

  • Huyện Chư Pưh

Phía đông giáp huyện Chư Sê và huyện Phú Thiện, phía tây giáp huyện Chư Prông, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lắk, phía bắc giáp huyện Chư Sê.

Diện tích tự nhiên: 716.95 km2

Dân số: 54.890 người

  • Huyện Chư Sê

Huyện Chư Sê cách thành phố Pleiku 40 km về phía nam. Quốc lộ 14 nối ngã ba Chư Sê với Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Từ ngã ba Chư Sê cũng có thể đi theo quốc lộ 25 đến thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Diện tích tự nhiên: 64.296 km2

Dân số của huyện: 94.389 người.

  • Huyện Đăk Đoa

Phía Bắc giáp huyện Kbang, phía Đông và Đông Nam giáp huyện Mang Yang, phía Nam giáp huyện Chư Sê, góc phía Tây Nam giáp huyện Chư Prông, Phía Tây Nam giáp thành phố Pleiku, phía tây Bắc giáp huyện Chư Păh. Phía Bắc giáp huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum.

Diện tích tự nhiên: 980.410 km2

Dân số: 86.169 người

  • Huyện Đăk Pơ

Phía Đông giáp thị xã An Khê và tỉnh Bình Định, phía Tây giáp huyện Mang Yang, phía nam giáp huyện Kông Chro, phía bắc giáp huyện K’bang.

Diện tích tự nhiên: 49.961,50 km2

Dân số: 39.604 người

  • Huyện Đức Cơ

Phía Bắc giáp huyện Ia Grai, phía Nam giáp huyện Chư Prông, phía Đông giáp huyện Chư Prông, phía Tây giáp Cam Pu Chia.

Diện tích tự nhiên: 723.120 km2

Dân số: 54.339 người

  • Huyện Ia Grai

Phía Bắc giáp huyện Chư Păh và Sa Thầy (Kon Tum), Phía Đông giáp Thành phố Pleiku, Phía Nam giáp huyện Chư Prông và Đức Cơ, Phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri (Campuchia)

Diện tích tự nhiên: 1.157,3 km2

Dân số: 89.297 người

  • Huyện Ia Pa

Phía Bắc giáp Kông Chro, Phía Đông Bắc giáp Chư sê và Mang Yang, phía Nam giáp Krông pa và Ayun Pa, phía Tây giáp Phú Thiện.

Diện tích tự nhiên: 870.9 km2

Dân số: 45.730 người

  • Huyện Kbang

Phía Tây giáp huyện Đăk Đoa, Mang Yang. Phía Nam giáp thị xã An Khê và Đăk Pơ. Phía Đông giáp Quảng Ngãi và Bình Định. Phía Bắc giáp với huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum.

Diện tích tự nhiên: 1.845.23 km2

Dân số: 57.397 người

  • Huyện Kông Chro

Phía Bắc giáp huyện Đăk Pơ, phía Nam giáp huyện Ia Pa, phía Tây giáp huyện Mang Yang, phía Đông giáp tỉnh Bình Định.

Diện tích tự nhiên: 1.259,50 km2

Dân số: 45.093 người

  • Huyện Krông Pa

Nằm ở phía đông nam của tỉnh Gia Lai, phía tây giáp với huyện Ea H’leo và thị xã Ayun Pa ; phía bắc giáp Ia Pa; phía đông bắc giáp huyện Đồng Xuân, Phú Yên; phía đông giáp huyện Sơn Hòa, Phú Yên; phía đông nam giáp huyện Sông Hinh, Phú Yên; phía nam giáp huyện Ea Kar, Đak Lak ; phía tây nam giáp huyện Krông Năng, Đak Lak.

Diện tích tự nhiên: 1.623,6 km2

Dân số: 56.400 người

  • Huyện Mang Yang

Phía Tây của Mang Yang giáp huyện Đak Đoa, phía Đông Bắc giáp huyện K’bang, phía Đông giáp các huyện Đăk Pơ và Kông Chro, phía Tây Nam giáp Ia Pa, Tây Nam giáp huyện Chư Sê.

Diện tích tự nhiên: 1.126,1 km2

Dân số: 44.132 người

  • Huyện Phú Thiện

Phía đông giáp huyện Ia Pa; phía bắc và phía tây giáp huyện Chư Sê; phía nam giáp thị xã Ayun Pa.

Diện tích tự nhiên: 50.191 km2

Dân số: 72.060 người