Thứ Tư, 16 Tháng 4, 2025
Trang chủThời SựTổng Bí thư Trung Quốc vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí...

Tổng Bí thư Trung Quốc vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cùng tham dự lễ viếng có Tổng Bí thư Tô Lâm; Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú.

Tình hữu nghị Việt-Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các thế hệ lãnh đạo hai nước dày công vun đắp. Đây là tài sản chung quý báu của hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc, góp phần duy trì xu thế phát triển ổn định quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Trung Quốc, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

“Mối tình hữu nghị Việt – Hoa vừa là đồng chí vừa là anh em”, là sự thể hiện sinh động nhất đối với quan hệ hai Đảng, hai nước Trung-Việt.

Tổng Bí thư Trung Quốc vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tap Can Binh vieng Lang anh 2

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng đoàn đại biểu đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tap Can Binh vieng Lang anh 3
Tap Can Binh vieng Lang anh 4
Tap Can Binh vieng Lang anh 5

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt vòng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tap Can Binh vieng Lang anh 6
Tap Can Binh vieng Lang anh 7

Trao đổi với PV VietNamNet, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc Nguyễn Vinh Quang cho biết Bác Hồ từng có nhiều năm hoạt động cách mạng ở Trung Quốc. “Khi sang Trung Quốc, hỏi người Trung Quốc có ấn tượng gì nhất về Việt Nam có lẽ là về Bác Hồ. Khi nói đến Người, người dân Trung Quốc đều hồ hở, cảm phục”, ông chia sẻ.

Tại Trung Quốc hiện có khoảng 70 di tích mang dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó một số được gọi là Nhà Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Việt Nam và Trung Quốc đã phối hợp tổ chức các cuộc triển lãm về Bác Hồ nhân các ngày lễ.

Ở Trung Quốc có rất người nghiên cứu về Bác Hồ, gọi là những nhà Hồ Chí Minh học. Ông Nguyễn Vinh Quang nói đến Giáo sư Hoàng Tranh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu về Bác Hồ. Ông Hoàng Tranh đã đi khắp Trung Quốc để tìm kiếm những dấu tích và viết sách về Người.

Hay Giáo sư Văn Trang từ những năm 1950 được cử sang Việt Nam làm phiên dịch cho Bác Hồ với các chuyên gia Trung Quốc. Khi hòa bình lặp lại, công tác tại Đại sứ quán Trung Quốc, ông có rất nhiều kỷ niệm với Bác Hồ.

“Trước khi qua đời vào năm 2013, ông vẫn thường nói với tôi rằng: “Trong những năm tháng còn lại tôi sống với Bác Hồ, tôi sống vì Bác Hồ. Nếu tôi không để lại gì cho con cháu về Bác Hồ thì tôi chết không nhắm mắt được” . Vì vậy năm 2009, ông đã viết cuốn sách Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đáy lòng tôi”, ông Quang bồi hồi nhớ lại lời của GS Trang.

Nguồn: vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục

Giá Cả Thị Trường

Bài Viết Mới