Chủ Nhật, 20 Tháng 4, 2025
Trang chủThời SựXa xỉ phẩm của Hoàng đế Trung Hoa cuối cùng: Hào quang...

Xa xỉ phẩm của Hoàng đế Trung Hoa cuối cùng: Hào quang đã tắt của triều đại gần 300 năm

Phần lớn di vật của vua Phổ Nghi đều đang được trưng bày tại Bảo tàng Cung điện Quốc tế.

Phổ Nghi, sinh năm 1906 – vị vua thứ 12 của triều đại Mãn Thanh, cũng là vị vua cuối cùng của Trung Hoa. Ông được Từ Hy Thái Hậu chọn làm người nối ngôi khi mới 2 tuổi. Trong suốt cuộc đời đầy biến động, ông 3 lần được đưa lên làm hoàng đế rồi bị phế truất.

c5ec2c58-b228-11e7-95c2-e7a557915c7a_1280x720_165257
Vua Phổ Nghi và hoàng hậu Uyển Dung

Phổ Nghi từng bị coi là tội phạm phản quốc và ngồi tù gần một thập kỷ. Năm 1959, ông được trả tự do, trở thành một người làm vườn và sống cuộc đời của một người dân thường cho đến khi qua đời năm 1967.

Hiện bảo tàng Cung điện Quốc gia ở Bắc Kinh, nơi Phổ Nghi từng gọi là “nhà”, trưng bày rất nhiều di vật của ông. Những món đồ vô tri vô giác nhưng phản ánh rõ nét cuộc đời của vị hoàng đế Trung Hoa cuối cùng, cũng như lưu giữ chút hào quang đã tàn phai của triều đại nhà Thanh.

Phải nói thêm rằng, từ khi trở thành dân thường, Phổ Nghi cũng phải mua vé nếu muốn về thăm nhà cũ.

Kính cận bằng vàng

855feb24-b224-11e7-95c2-e7a557915c7a_1320x770_165257
Chiếc kính cận của vua Phổ Nghi

Năm 1919, nhà ngoại giao người Scotland (Anh) Reginald Johnston được chỉ định dạy học cho vua Phổ Nghi 13 tuổi. Người này khẳng định Phổ Nghị bị cận và đưa nhà vua đi đo thị lực. Các bà phi phản đối gay gắt chuyện này, vì cho rằng thiên tử sẽ không bao giờ đeo kính.

Chiếc kính này được làm từ 14 carat vàng, có thể điều chỉnh để vừa với người đeo.

Đồng hồ Thụy Sỹ

947aa1e4-b224-11e7-95c2-e7a557915c7a_1320x770_165257
Chiếc đồng hồ hiện được trưng bày tại bảo tàng ở Bắc Kinh

Chiếc đồng hồ này là món quà của một quan chức người Nhật. Đồng hồ được mạ vàng, đặt trong một chiếc hộp bọc da cá mập đen.

Lồng chim sơn vàng

b1ffb9f2-b224-11e7-95c2-e7a557915c7a_972x_165257
Con chim bên trong là chim máy

Vua chúa nhà Thanh có thói quen đi dạo với một con chim bên cạnh.

Lồng chim của vua Phổ Nghi được sơn vàng, màu sắc tượng trưng cho bậc chân mệnh thiên tử. Lồng có chiều cao 49 cm, rộng 29 cm, bằng với một chiếc lồng chim bình thường. Chim trong lồng là chim giả. Khi bặt công tắc, con chim sẽ hót và quay tròn.

Máy hát

aacf6cd6-b224-11e7-95c2-e7a557915c7a_972x_165257
Chiếc máy hát từng là nguồn giải trí trong cung điện

Vua Phổ Nghi mua máy hát từ nước ngoài đầu thế kỷ 20. Chiếc máy hát này nhanh chóng trở thành một nguồn giải trí thường xuyên trong Tử Cấm Thành. Phổ Nghi thường bật nhạc thính phòng Bắc Kinh và các bài hát nước ngoài.

Những lá bài poker

bdde8e60-b224-11e7-95c2-e7a557915c7a_1320x770_165257
Những lá bài thể hiện một phần văn hóa phương Tây

Những lá bài này do công ty nhập khẩu và sản xuất thuốc lá của Anh WD & HO Wills sản xuất. Các hình vẽ trên lá bài thể hiện phong cách thời trang của phụ nữ tầng lớp tư sản thời đó.

Do ảnh hưởng của vị thầy giáo người Anh, Phổ Nghi rất thích văn hóa và phong tục nước Anh. Bảo tàng Cung điện Quốc gia cho biết, vua Phổ Nghi và hoàng hậu Uyển Dung thường chơi bài để giết thời gian.

Chiếc quạt nhựa

c76acee4-b224-11e7-95c2-e7a557915c7a_972x_165257
Mặc dù chỉ là đồ chơi nhưng chiếc quạt vẫn có gì đó rất xa xỉ

Vua Phổ Nghi có một món đồ chơi yêu thích, đó là chiếc quạt làm bằng nhựa. Để bật quạt, người dùng chỉ cần đẩy chiếc nút bên trái.

Bộ đồ ăn trạm trổ bằng vàng ròng

d3149d92-b224-11e7-95c2-e7a557915c7a_1320x770_165257
Giá trị bộ đồ ăn đủ để phục vụ cuộc sống xa hoa của vua chúa

Năm 1924, sau khi bị đuổi khỏi Tử Cấm Thành, Phổ Nghi phải chạy đến khu Thiên Tân. Tại đây, ông đã phải bán bộ đồ ăn làm bằng vàng ròng của mình để duy trì cuộc sống xa hoa.

Bộ đồ ăn trị giá cả gia tài này được trả lại Bảo tàng Cung điện ở Bắc Kinh năm 1951 sau khi chính quyền Mao Trạch Đông lên nắm quyền.

Bộ con dấu của vua Càn Long

Xa xỉ phẩm
3 con dấu được nối liền với nhau

3 con dấu này được tạo ra từ một khối đá quý nguyên chất ở khu Tianhuang. Hòn đá này là một trong những viên ngọc đắt nhất Trung Quốc.

Vua Càn Long, hoàng đế thứ 6 của nhà Thanh, là chủ nhân đầu tiên của bộ 3 con dấu này.

Sau khi Càn Long qua đời, những con dấu được truyền lại cho người nối dõi. Phổ Nghi là đời vua cuối cùng sở hữu 3 con dấu. Ông mang theo con dấu sau khi bị đuổi khỏi Tử Cấm Thành.

Ông trao trả 3 con dấu cho chính phủ năm 1950 sau khi trở về Bắc Kinh với danh nghĩa tội phạm chiến tranh.

QN (Theo SCMP) / Tin nhanh Online

Cùng chuyên mục

Giá Cả Thị Trường

Bài Viết Mới