Chủ Nhật, 5 Tháng Năm, 2024
Trang chủTin Gia LaiGia Lai: Bảo vệ rừng kém hiệu quả, xin chuyển thành Kiểm...

Gia Lai: Bảo vệ rừng kém hiệu quả, xin chuyển thành Kiểm lâm vườn

Ngày 10.8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho biết, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đang làm phương án giải thể lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng để chuyển qua thành lập Hạt Kiểm lâm vườn.

Bảo vệ rừng kém hiệu quả, xin chuyển thành Kiểm lâm vườn
Chế độ bảo vệ rừng thấp khiến rừng đứng trước nguy cơ bị mất dần. Ảnh: M.T

Theo đó, chế độ chính sách cho người giữ rừng hiện chưa tương xứng với áp lực công việc mà họ gặp phải, vì vậy, không chỉ người giữ rừng xin nghỉ việc hàng loạt, đồng thời việc tuyển dụng cũng gặp khó khăn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tỉnh Gia Lai thống kê, từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn đã có 21 công chức kiểm lâm nghỉ, hưởng chính sách tinh giản biên chế và nghỉ việc theo nguyện vọng cá nhân; 11 viên chức bảo vệ rừng tại các ban quản lý rừng xin nghỉ việc.

Tại các công ty lâm nghiệp, trong 3 năm (2020-2022), đã có 82 trường hợp xin nghỉ việc và 12 trường hợp bị buộc thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.

Hiện nay, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh hoạt động kém hiệu quả, nguy cơ mất rừng cao và không đảm bảo cho công tác quản lý bảo vệ rừng tại chỗ do không có thẩm quyền xử lý vi phạm.

Theo ông Nguyễn Văn Hoan – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Gia Lai, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, lâm tặc đe dọa, tạo áp lực, gây khó khăn cho bảo vệ rừng dẫn đến tình trạng lực lượng này không muốn gắn bó với nghề.

Để tránh mất rừng, Sở NNPTNT Gia Lai đề nghị Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh lập tờ trình và xây dựng phương án giải thể lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, chuyển sang thành lập Hạt Kiểm lâm theo quy định.

Việc thành lập Hạt Kiểm lâm với chế độ đãi ngộ tốt hơn, chính quy, chuyên nghiệp sẽ giúp bảo vệ tốt hơn, đặc biệt với hàng nghìn ha rừng đa dạng, nguyên sinh như Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. 

Hệ động thực vật ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh rất phong phú, đặc hữu cho cả Việt Nam và Đông Dương. Theo thống kê Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có 687 loài thực vật có mạch thuộc 459 chi, 140 họ; 428 loài động vật, trong đó 42 loài thú, 130 loài chim (thuộc 11 bộ, 34 họ), 51 loài bò sát-lưỡng cư; 205 loài bướm thuộc 10 họ trong bộ cánh vây.

Nhiều loài động thực vật ở Kon Ka Kinh là loài đặc dụng (11 loài), loài quý hiếm (34 loài), loài có giá trị kinh tế (234 loài gỗ quý hiếm như pơmu, kim giao; 110 loài dược liệu; 38 loài làm cây cảnh; 85 loài làm thức ăn động vật).

Thanh Tuấn

Nguồn: Lao Động

Cùng chuyên mục

Giá Cả Thị Trường

Bài Viết Mới