Thứ Hai, 29 Tháng Tư, 2024
Trang chủThời SựNghệ An: Nuôi cá lóc mõm nhím ở Quỳnh Lưu lãi hàng...

Nghệ An: Nuôi cá lóc mõm nhím ở Quỳnh Lưu lãi hàng trăm triệu đồng

Gia đình anh Bùi Văn Thỏa ở xóm 11, xã Quỳnh Hưng, năm 2019 là hộ đầu tiên thả nuôi cá lóc mõm nhím với mật độ cao và cho hiệu quả tốt.

Theo anh Thỏa nuôi cá lóc mõm nhím tăng trọng nhanh, dễ nuôi nhưng để cho cá luôn khỏe mạnh, thân hình cân đối, kích cỡ đồng đều thì nguồn nước sạch rất quan trọng.

Nghệ An: Nuôi cá lóc mõm nhím ở Quỳnh Lưu lãi hàng trăm triệu đồng Ảnh 1

Nuôi cá lóc mõm nhím có thu nhập cao cho các hộ nuôi trồng thủy sản (ảnh báo Nghệ An)

Với diện tích 3.000 m2 nuôi cá truyền thống nhưng hiệu quả không cao nên anh Phạm Văn Phú ở xóm 9, xã Quỳnh Hưng cũng tìm hiểu và được Trạm khuyến nông huyện hỗ trợ về kinh phí nên chuyển sang nuôi cá lóc mõm nhím. Để có nguồn nước cấp vào ao nuôi kịp thời thì anh Phú đã dành 1.000 m2 để làm ao lắng trữ nước. Sau khi xử lý ao, gây màu nước anh đã tiến hành thả 25.000 con giống.

Anh Thỏa cũng rất kỹ lưỡng chọn loại thức ăn đảm bảo độ đạm, giúp cá lớn nhanh, tránh tình trạng ăn thịt lẫn nhau. Nhờ việc tuân thủ nghiêm các quy trình trong quá trình thả nuôi nên đến thời điểm này, cá lóc của gia đình anh sản lượng ước đạt gần 30 tấn. Với 15 vạn con cá lóc thả trên diện tích 2.500 m2, giá bán hiện tại từ 40-45 nghìn đồng/kg, trừ chi phí còn lãi hơn trăm triệu đồng.

Từ hiệu quả rõ rệt ở hai mô hình trên và hàng chục hộ nuôi cá lóc mõm nhím xen lẫn các loại giống khác ở các xã như Quỳnh Diễn, Quỳnh Hậu, Quỳnh Bá… huyện Quỳnh Lưu đang đặt ra mục tiêu phấn đấu đưa con cá lóc trở thành đối tượng nuôi mới, dần thay thế các loại cá nước ngọt truyền thống, nhằm nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích. Đồng thời, tạo vùng nuôi tập trung để liên kết đại lý tiêu thụ sản phẩm với số lượng lớn, phục vụ nhu cầu trong tỉnh cùng các tỉnh lân cận, nhất là thị trường miền Bắc và Trung Quốc.

Ông Nguyễn Anh Hùng – Trưởng trạm khuyến nông huyện Quỳnh Lưu cho biết: Những đặc điểm chính của mô hình này là nông dân có thể nuôi với mật độ cao từ 60 – 70 con/ m2 mặt nước; sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp theo hướng VietGap; tổ chức bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân khi cá đạt theo yêu cầu.

Nhà vườn háo hức đón chờ hiệp hội trồng cam đầu tiên ở Hà Tĩnh

Đến thời điểm hiện tại, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã có quyết định thành lập và xúc tiến việc ra mắt Hiệp hội Trồng cam Thượng Lộc. Đây được xem là giải pháp để nâng cao giá trị của sản phẩm cam vùng trà sơn, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.

Nghệ An: Nuôi cá lóc mõm nhím ở Quỳnh Lưu lãi hàng trăm triệu đồng Ảnh 2

Các nhà vườn trồng cam đang háo hức chờ đón Hiệp hội cam Hà tĩnh được thành lập (ảnh báo Hà tĩnh)

Những ngày này, nhiều nhà vườn ở vùng Trà Sơn (Can Lộc) đang háo hức chờ đón lễ ra mắt chính thức của Hiệp hội Trồng cam Thượng Lộc. Họ mong muốn hiệp hội sẽ là cầu nối để tiếp cận với các chính sách phát triển cây ăn quả có múi, khai thác tối đa nhãn hiệu chứng nhận Cam Thượng Lộc để nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời bảo hộ quyền lợi cho người sản xuất.

Anh Trần Tuấn Anh – nhà vườn ở thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc cho biết: “Mặc dù đã có thương hiệu nhưng do tác động của thị trường nên cũng có năm cam rớt giá. Người sản xuất phải chịu nhiều thiệt thòi do tư thương ép giá, phải bán đổ bán tháo…. Vì thế, chúng tôi mong muốn sự ra đời của hiệp hội sẽ kết nối những người trồng cam, tạo điều kiện hỗ trợ nhau từ quy trình sản xuất đến việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm”.

Anh Lê Vạn Hải – Trưởng ban vận động thành lập Hiệp hội Trồng cam Thượng Lộc cho biết: “Hiệp hội đã thu hút hơn 40 nhà vườn ở 7 xã, thị trấn vùng trà sơn đăng ký tham gia, gồm: Thượng Lộc, Mỹ Lộc, Gia Hanh, Thường Nga, Đồng Lộc, Phú Lộc, Sơn Lộc. Theo đó, vùng sản xuất của hiệp hội cũng đã được mở rộng hơn 120ha với tổng sản lượng hơn 1.000 tấn.

Các thành viên của hiệp hội sẽ tuân thủ quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm; cùng tìm kiếm đầu ra, hướng đến thị trường chất lượng và sẽ thống nhất về giá cả trong từng thời điểm nhằm hạn chế và dần chấm dứt tình trạng ép giá của thương lái”.

Việc xúc tiến thành lập hiệp hội đang tạo thêm động lực để nhiều hộ sản xuất phấn đấu xây dựng thương hiệu và sản xuất thâm canh theo tiêu chuẩn Vietgap. Sự ra mắt của Hiệp hội Trồng Cam Thượng Lộc đã mang đến động lực mới cho những người sản xuất có khát vọng. Đây cũng chính là nền móng để người trồng cam ở Can Lộc đặt niềm tin về một thị trường chất lượng cao trong tương lai không xa.

Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ đông-xuân

Ngày 27/11, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-UBND về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ đông-xuân, nội dung cụ thể như sau:

Nghệ An: Nuôi cá lóc mõm nhím ở Quỳnh Lưu lãi hàng trăm triệu đồng Ảnh 3

Quảng Bình triển khai quyết liệt công tác chăm sóc cho gia súc

Hiện nay, thời tiết đang ở giai đoạn chuyển mùa, cùng với việc tái đàn và vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm sẽ tăng mạnh vào các tháng trước và sau Tết Nguyên đán làm tăng nguy cơ dịch bệnh phát sinh, lây lan.

Trong khi đó, công tác phòng, chống dịch bệnh động vật ở một số địa phương thiếu quyết liệt, còn tồn tại, hạn chế như: việc tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi chưa được triển khai đầy đủ, chưa kiểm soát triệt để hoạt động giết mổ động vật, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục có những diễn biến phức tạp… Nguy cơ dịch bệnh xảy ra trên diện rộng là rất cao, nhất là dịch tả lợn Châu Phi, làm ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi và khả năng cung ứng thực phẩm trong thời gian tới.

Để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra; thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại cuộc họp về tình hình giá thịt lợn và công tác bình ổn những tháng cuối năm 2019 (Thông báo số 399/TB-VPCP ngày 19-11-2019 của Văn phòng Chính phủ); Chỉ thị số 8256/CT-BNN-TY ngày 1-11-2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân; Ủy ban nhân dân tỉnh đã có văn bản chỉ đạo và yêu cầu các Sở, Ban, ngành thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản của Chính phủ, Bộ NN&PTNT để hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra đối với trâu bò trên địa bàn của Tỉnh.

Thừa Thiên Huế: Chăn nuôi an toàn sinh học, phát triển đàn lợn sau dịch

Vấn đề phát triển đàn lợn (tái đàn) tại những vùng xảy ra dịch tả lợn Châu Phi như thế nào, làm gì để hạn chế các dịch bệnh tái phát trong thời gian tới đang được dư luận rất quan tâm.

Theo Sở NN & PTNT, về hướng phát triển đàn heo (tái đàn), UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện công tác phòng, chống bệnh DTLCP và quản lý chăn nuôi an toàn sinh học, tái đàn sau dịch.

Nghệ An: Nuôi cá lóc mõm nhím ở Quỳnh Lưu lãi hàng trăm triệu đồng Ảnh 4

Chăn nuôi lợn an toàn sinh học sau dịch tại Thừa Thiên Huế

Cụ thể, sau khi công bố hết dịch, các cơ sở từng bước nuôi tái đàn với số lượng khoảng 10% tổng số lợn so với công suất thiết kế tại cơ sở. Sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm, nếu tất cả các mẫu xét nghiệm đều âm tính với bệnh DTLCP, khi đó mới nuôi tái đàn với số lượng có thể lên đến 100% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở.

Ngành nông nghiệp hướng dẫn, khuyến khích và chỉ đạo các cơ sở, hộ chăn nuôi thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học. Trong đó lưu ý vị trí chăn nuôi phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất của địa phương; chuồng trại chăn nuôi phải cách biệt với nơi ở; đảm bảo thông thoáng, không ẩm thấp và dễ vệ sinh, tiêu độc khử trùng; lợn giống phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, có đầy đủ giấy kiểm dịch; trước khi nhập đàn, lợn phải được nuôi cách ly theo quy định hiện hành.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh, Sở NN & PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống, phối hợp chính quyền địa phương, chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã triển khai công tác chỉ đạo thực hiện tiêm phòng đồng bộ, giám sát dịch bệnh đến tận cơ sở, thông tin, báo cáo nhanh khi có dịch bệnh xảy ra.

Cùng với đó, thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra tiêm phòng đến tận xã, thôn, hộ chăn nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời, nâng cao tỷ lệ tiêm phòng. Chỉ đạo các địa phương vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường phòng chống bệnh DTLCP; tập trung tăng cường thực hiện tại các ổ dịch, hố chôn gia súc; các tổ tiêu độc với các dụng cụ máy bơm, bình bơm, cấp 37.029 lít hóa chất để thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng định kỳ, đột xuất tại các nơi nguy cơ cao.

Theo Sở NN & PTNT, hiện bệnh DTLCP đang xảy ra tại 703 thôn, 122 xã trên địa bàn tỉnh. Trong tuần qua, có thêm 2 đơn vị cấp xã có bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh thêm ổ dịch mới là phường An Đông (TP. Huế) và Phong Thu (Phong Điền). Hiện đã có có 29 xã, phường có bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh thêm ổ dịch mới và có 25 xã có bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh lợn bệnh.

Загрузка…

Ngọc Thủy (tổng hợp)

Theo Kinh tế nông thôn

Cùng chuyên mục

Giá Cả Thị Trường

Bài Viết Mới