Thứ Năm, 2 Tháng Năm, 2024
Trang chủThời SựThời sự 24 giờ: 18 bị can vụ 'chuyến bay giải cứu'...

Thời sự 24 giờ: 18 bị can vụ ‘chuyến bay giải cứu’ bị truy tố đến khung tử hình

VKSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố 54 bị can trong vụ án “chuyến bay giải cứu” xảy ra tại Bộ Ngoại giao, TP Hà Nội và các tỉnh, thành phố. Trong đó có 18 bị can bị truy tố ở khung cao nhất là tử hình.

18 bị can vụ ‘chuyến bay giải cứu’ bị truy tố đến khung tử hình

Sau khi Bộ Công an ra kết luận điều tra, ngày 19/4 VKSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố 54 bị can trong vụ án “chuyến bay giải cứu” xảy ra tại Bộ Ngoại giao, TP Hà Nội và các tỉnh, thành phố.

Xem thêm: Phu nhân cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng nhận tiền hối lộ ở quán cà phê

Trong vụ án này, 18 người bị Viện Kiểm sát truy tố về tội “Nhận hối lộ” theo Khoản 4, Điều 354 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt: Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Xem thêm: Nhân vật bỏ trốn trong vụ ‘chuyến bay giải cứu’

Những bị can bị truy tố tội danh “Nhận hối lộ” bao gồm cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng; cựu Cục trưởng Nguyễn Thị Hương Lan; cựu Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Chử Xuân Dũng; cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân…

Xem thêm: Quá trình “đi đêm” của cựu Đại sứ Vũ Hồng Nam trong vụ chuyến bay giải cứu

cdn-i.vtcnews.vn-upload-2023-04-19-_to-anh-dung-nguyen-thi-lan-huong-14300079(1).jpg
Bị can Nguyễn Thị Hương Lan và bị can Tô Anh Dũng.

Xem thêm: Cách “tổ chức” chuyến bay giải cứu của cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia

Theo cáo trạng, từ tháng 5/2020 đến 1/2022, 13 đại diện doanh nghiệp đã tiếp cận, đặt vấn đề nhờ Tô Anh Dũng giải quyết cấp phép chuyến bay và được ông này đồng ý. Trong quá trình thực hiện, Tô Anh Dũng 37 lần nhận tiền của các doanh nghiệp.

Xem thêm: Chiêu giấu tiền ‘bôi trơn’ vụ chuyến bay combo của cựu cán bộ Bộ GTVT

Từ tháng 5/2020 đến 1/2022, biết được vai trò của Nguyễn Thị Hương Lan, 8 cá nhân đại diện các doanh nghiệp đã tìm cách tiếp cận, móc nối, đưa hối lộ hơn 30 lần với số tiền 20,2 tỷ đồng và 210.000 USD (tổng cộng hơn 25 tỷ đồng) cho cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự để được tổ chức chuyến bay combo.

Bộ Tư pháp lên tiếng về thông tin ‘quốc tịch của bà Nhàn AIC’

Trước thắc mắc của báo giới liên quan đến vấn đề quốc tịch của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn – cựu Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty AIC, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Tư pháp chiều 19/4, ông Nguyễn Thanh Hải –Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực – cho biết đến nay chưa nhận bất kỳ thông tin nào do địa phương chuyển lên liên quan vấn đề quốc tịch của bà Nhàn.

Xem thêm: ‘Đế chế AIC’ và những quan chức nhận tiền lót tay như thói quen

Trước đó, ngày 10/5/2022 Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định truy nã đối với bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC).

Xem thêm: Cuộc điện thoại đem về hàng trăm tỷ đồng của cựu Bí thư Đồng Nai

Bà Nhàn là bị can liên quan đến vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, nhận hối lộ… xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) và các đơn vị liên quan.

Xem thêm: Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã bán sạch cổ phần tại công ty sở hữu lô đất 4.000m2 tại Hà Nội?

truy-na-nguyen-thi-thanh-nhan-1681885303051_11zon.jpg

Trong bản cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xác định bà Nhàn có địa chỉ thường trú tại phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bà Nhàn mang quốc tịch Việt Nam.

Xem thêm: Những buổi gặp gỡ và nhận quà từ AIC đẩy loạt quan chức Đồng Nai dính lao lý

Tháng 1/2023, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã tuyên phạt bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn 16 năm tù về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và 14 năm tù về tội đưa hối lộ, tổng hợp hình phạt là 30 năm tù.

Xem thêm: Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Hội đồng xét xử nhận định bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn có vai trò chủ mưu, cầm đầu, chỉ đạo và chịu trách nhiệm chính các sai phạm gian lận đấu thầu tại dự án Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Việc bà Nhàn bỏ trốn gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án nên cần xử phạt mức án cao nhất.

Đình chỉ công tác giáo viên chủ nhiệm vụ ‘nữ sinh lớp 10 tự tử’

Liên quan đến vụ nữ sinh N., học sinh Trường THPT chuyên trực thuộc ĐH Vinh tự tử tại nhà riêng gây xôn xao dư luận, ngày 19/4, GS.TS. Nguyễn Huy Bằng – Hiệu trưởng trường ĐH Vinh cho biết đã tạm đình chỉ công tác giáo viên Đặng Việt Hà – chủ nhiệm lớp 10A15.

Xem thêm: Vụ nữ sinh trường chuyên ĐH Vinh tự vẫn: Gia đình nạn nhân lên tiếng

z42738596646585dea388152d4bd94d2dae252df7f999b-edited-1681785910516_11zon.jpg

Xem thêm: Vì sao toàn học sinh hạnh kiểm tốt, bạo lực học đường lại kinh khủng đến vậy?

Theo ông Bằng, do cô Đặng Việt Hà đang phối hợp làm việc với cơ quan công an nên nhà trường đã cử người khác thay thế cô giáo này làm công tác chủ nhiệm lớp 10A15. Thời gian tạm đình chỉ công tác đối với cô Đặng Việt Hà đến khi có kết luận cuối cùng của các cơ quan chức năng.

Xem thêm: Những tiết học như ‘tra tấn’ và sự cô độc của học sinh khi bị xa lánh

Trong quyết định của trường THPT chuyên ĐH Vinh ghi rõ: Dừng công tác chủ nhiệm lớp 10A15 đối với cô giáo Đặng Việt Hà từ ngày 18/4. Cô Hà có trách nhiệm bàn giao hồ sơ quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp 10A15 cho giáo viên chủ nhiệm mới.

Xem thêm: Trẻ vùng vẫy trong vô vọng?!

Cũng trong một diễn biến liên quan, trên mạng xã hội vừa xuất hiện thêm một đoạn tin nhắn được cho là của nữ sinh N., học sinh lớp 10A15, trường THPT chuyên ĐH Vinh trước khi tự tử.

Xem thêm: Nếu bị bắt nạt, hãy dạy con ĐÁP TRẢ! Không phải cổ súy bạo lực mà là cho người khác biết “Tôi không dễ bị bắt nạt”

“Những thông tin trên mạng xã hội lan truyền mấy ngày qua, phía nhà trường đang nhờ an ninh mạng hỗ trợ. Phía Trường đại học Vinh rất mong có thông tin rõ ràng, khách quan để báo cáo các cơ quan liên quan”, GS.TS. Nguyễn Huy Bằng cho biết.

TP. HCM yêu cầu học sinh đeo khẩu trang trong trường học

Trước tình hình các ca nhiễm mới COVDI-19 có xu hướng tăng, ngày 19/4, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có văn bản khẩn gửi Phòng GD-ĐT các quận, huyện và TP. Thủ Đức, các cơ sở giáo dục về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, không để dịch bệnh bùng phát trở lại.

hoc_sinh_den_truong_duoc_yeu_cau_deo_khau_trang_tro_lai_19-04-2023-16-46-08.jpeg.jpg

Sở đề nghị các nhà trường tổ chức thực hiện nghiêm quy định 2K: khẩu trang và khử khuẩn. Ngoài ra, các đơn vị giáo dục cần tầm soát các trường hợp nghi ngờ; không được chủ quan, lơ là; thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong cơ sở giáo dục theo đúng hướng dẫn của ngành y tế…

Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT TP.HCM còn yêu cầu các nhà trường kiểm tra, rà soát biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại đơn vị; tiếp tục phối hợp với ngành y tế trong công tác rà soát tiêm vắc xin đối với học sinh; thực hiện truyền thông đến học sinh, cha mẹ học sinh biết đường lây truyền các bệnh truyền nhiễm và lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh…

Văn bản của Sở GD-ĐT TP.HCM cũng cho biết tình hình dịch COVID-19 trong nước đang có xu hướng tăng từ đầu tháng 4 đến nay. Thời điểm này học sinh các cấp trên địa bàn TP.HCM đang trong giai đoạn ôn tập và làm bài kiểm tra cuối học kỳ 2.

Cùng chuyên mục

Giá Cả Thị Trường

Bài Viết Mới