Thứ Năm, 2 Tháng Năm, 2024
Trang chủThời SựTin sáng 25/2: 16 địa phương cho học sinh nghỉ học trực...

Tin sáng 25/2: 16 địa phương cho học sinh nghỉ học trực tiếp khi F0 tăng mạnh; Mua thuốc Molnupiravir trị COVID-19 cần thủ tục gì?


Để đảm bảo an toàn cho học sinh bối cảnh dịch COVID-19, nhiều địa phương đã điều chỉnh kế hoạch dạy học, cho học sinh nghỉ học trực tiếp, chuyển sang hình thức trực tuyến; Nhiều người đã tìm đến mua tại nhà thuốc đầu tiên tại TP HCM được phép bán thuốc Molnupiravir kháng virus SARS-CoV-2 do Việt Nam sản xuất.

Mua thuốc Molnupiravir trị COVID-19 cần thủ tục gì?

Tin sáng 25/2: 16 địa phương cho học sinh nghỉ học trực tiếp khi F0 tăng mạnh; Mua thuốc Molnupiravir trị COVID-19 cần thủ tục gì? - Ảnh 2.

Bảng thông báo được đặt trước nhà thuốc để thông tin cho mọi người biết

Sáng 24/2, ghi nhận tại nhà thuốc đầu tiên tại TP HCM được phép bán thuốc Molnupiravir kháng virus SARS-CoV-2 do Việt Nam sản xuất, nhiều người đã tìm đến mua.

Ông Nguyễn Văn Chinh, Phó trưởng một khu phố tại phường 14, quận 10, TP HCM cầm theo 5 đơn thuốc do bác sĩ kê cho các F0 đến nhà thuốc tây trên đường Hai Bà Trưng, quận 3 mua giùm cho mọi người.

Ông Chinh cho biết chiều qua đọc được thông tin, ông đã thông báo trên nhóm Zalo của các gia đình F0 và được mọi người nhờ mua thuốc.

“Tôi thấy thủ tục để mua thuốc cũng đơn giản, giá thuốc 250.000 đồng/ hộp/ liệu trình/ F0 cũng hợp lý. Trước khi mua thuốc chỉ cần có đơn thuốc có chữ ký của bác sĩ, điền thông tin theo yêu cầu là xong, nhanh chóng, dễ dàng. Việc công khai bán thuốc đại trà như vậy giúp người dân an tâm về giá và chất lượng” – ông Chinh nói.

16 địa phương cho học sinh nghỉ học trực tiếp khi F0 tăng mạnh

MỚI NHẤT: 16 địa phương cho học sinh nghỉ học trực tiếp khi F0 tăng mạnh - Ảnh 1.

Danh sách các tỉnh, thành đã điều chỉnh lịch học trong tuần qua vì ảnh hưởng của dịch bệnh:

1. Lào Cai: Tạm dừng đến trường với tất cả các cấp Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, GDNN – GDTX trên địa bàn TP. Lào Cai từ ngày 19/2 đến khi có thông báo mới.

2. Tuyên Quang: Các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Sơn Dương, Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang cho trẻ em mầm non nghỉ học từ ngày 21/2 cho đến khi có thông báo mới.

3. Vĩnh Phúc: Học sinh các trường Tiểu học, THCS chuyển trạng thái từ học tập trực tiếp sang trực tuyến từ ngày 21/2 (thứ 2) cho đến khi có thông báo mới.

4. Hưng Yên: Tạm dừng đến trường đối với trẻ Mầm non, học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 được học trực tuyến, thực hiện từ ngày 21/2 cho đến khi có thông báo mới.

5. Đắk Lắk: Tại TP. Buôn Mê Thuột, các trường Mầm non, nhóm trẻ tư thục sẽ tạm dừng dạy học, chăm sóc trực tiếp; học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 sẽ học trực tuyến theo kế hoạch của từng nhà trường. Thời gian thực hiện, kể từ ngày 21/2/2022 đến khi có thông báo mới.

6. Hà Nội: Hà Nội điều chỉnh thời gian đến trường học trực tiếp của học sinh tiểu học và lớp 6 của 12 quận nội thành. Theo đó, học sinh sẽ không đi học từ ngày 21/2 như thông báo trước đó, mà lùi sang một thời điểm thích hợp.

7. Phú Thọ: Tổ chức dạy học trực tuyến đối với giáo dục Tiểu học, Trung học cơ sở từ ngày 21/02/2022 cho đến khi có thông báo mới.

8. Quảng Ninh: Tạm thời cho trẻ em nghỉ học từ ngày 21/2 đến hết ngày 25/2 để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch và phòng chống rét đậm, rét hại. Khối Tiểu học sẽ căn cứ tình hình dịch bệnh để Hiệu trưởng xem xét và quyết định tạm thời cho học sinh chuyển trạng thái từ học trực tiếp sang học trực tuyến từ ngày 21/2 đến hết ngày 25/2.

9. Đắk Nông: Ngày 21/2, toàn bộ các cơ sở giáo dục thuộc hai cấp học mầm non và tiểu học trên địa bàn tỉnh Đắk Nông tạm ngưng dạy học trực tiếp để phòng, chống dịch COVID-19.

10. Cao Bằng: Học sinh các trường mầm non công lập, các cơ sở giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn nghỉ học từ ngày 21/2 cho đến khi có thông báo mới. Học sinh Tiểu học học trực tuyến.

11. Hà Nam: Thống nhất phương án cho trẻ Mầm non, học sinh Tiểu học và học sinh lớp 6 nghỉ học trực tiếp và chuyển sang học trực tuyến trong thời gian 2 tuần, từ 22/2.

12. Đà Nẵng: Cấp Mầm non chỉ mới tổ chức cho trẻ tại 2 quận Thanh Khê và Sơn Trà đi học.

13. Bạc Liêu: Trẻ 5 tuổi tổ chức cho đi học từ 21/2, trẻ dưới 5 tuổi tổ chức từ ngày 28/2.

14. An Giang: Chưa cho trẻ Mầm non, học sinh lớp 1, lớp 2 đi học lại.

15. Phú Yên: Chưa cho trẻ Mầm non đi học lại.

16. Lâm Đồng: Toàn bộ trẻ Mầm non tại TP. Đà Lạt tạm dừng đến trường. Đồng thời, học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ở 15/16 xã phường thuộc TP Đà Lạt (trừ xã Trạm Hành) chuyển sang hình thức học trực tuyến.

Phường ‘vùng đỏ’ ở Nghệ An lại phát phiếu đi chợ

Nội dung trong phiếu đi chợ ghi rõ, từ ngày 23/2 đến ngày 31/3, người dân được phát phiếu đi chợ 2 ngày/lần theo từng ngày chẵn, lẻ. Phiếu yêu cầu ghi rõ họ tên, địa chỉ và số điện thoại của người đi chợ.

Cụ thể, theo chỉ dẫn mỗi hộ gia đình được cấp 1 phiếu, đại diện hộ gia đình mua lương thực, nhu yếu phẩm theo ngày trên phiếu và tự điền thông tin vào phiếu. Ban quản lí chợ Hoàng Mai kiểm tra phiếu và gạch vào ngày mà người dân đã tham gia đi chợ.

Đề nghị người dân ra đường khi thực sự cần thiết, đảm bảo thực hiện quy tắc “5K” và các biện pháp phòng, chống dịch của Bộ Y tế.

Hơn 1.500 sinh viên Đại học Thái Nguyên mắc COVID-19 sau 8 ngày đi học lại

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 24/2, ông Nguyễn Tất Thắng, Trưởng ban Công tác học sinh sinh viên Đại học Thái Nguyên, cho biết hiện nay toàn trường có hơn 1.500 sinh viên bị nhiễm COVID-19. Khi bắt đầu trở lại trường vào ngày 16/2, chỉ có 300 ca nhiễm. Sau đó mỗi ngày tăng dần, đông nhất là sinh viên đang học quốc phòng.

“Phương án cụ thể với sinh viên ngoại trú là yêu cầu các em tuân thủ quy định của địa phương, cách ly tại nơi cư trú. Còn sinh viên ở ký túc xá thì trường có khu riêng để cách ly, cơm mang đến tận nơi, 7 ngày test một lần, đủ điều kiện sẽ cho ra. Ngoài ra, trên địa bàn các trường cũng được y tế phường hỗ trợ, chăm sóc sinh viên F0. Trường đã tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ các em thuốc men”, ông Thắng nói.

Ông Thắng cũng cho biết tổng sinh viên Đại học Thái Nguyên là 37.900 sinh viên, nhưng hiện tại kế hoạch học tập các trường chưa dàn hàng ngang nên chỉ có 20.000 sinh viên đến trường. Các em học tập theo phương pháp trực tiếp lẫn trực tuyến.

Ông Thắng cho biết: “Các môn không thể học online như quốc phòng phải học trực tiếp. Những em nào ở ngoài chấp nhận mođun sau. Hoặc sinh viên y dược cơ bản ngoại trú và học trực tiếp, đi thực tập. Còn lại học online”.

Hà Nội: Bệnh nhân COVID tăng nhanh, y tế cơ sở quá tải

Tin sáng 25/2:  - Ảnh 2.

Nhân viên y tế phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa) tư vấn cho F0 trên địa bàn

Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện lãnh đạo UBND phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) xác nhận có tình trạng đông người tập trung tại Trạm Y tế phường Hoàng Liệt. “Trong số tập trung tại đây có người đến xin xác nhận hồ sơ để hưởng trợ cấp, hỗ trợ COVID-19 của cơ quan, đơn vị họ. Có người đến xét nghiệm COVID-19”, đại diện phường Hoàng Liệt cho biết.

Theo vị này, hiện các lực lượng của Trạm Y tế phường, chính quyền phường quá tải vì số bệnh nhân trên địa bàn tăng cao. “Anh em y tế đã vất vả cả hai năm nay rồi. Gần đến Ngày Thầy thuốc Việt Nam, rất mong báo chí đồng hành, hỗ trợ, tuyên truyền về những khó khăn, vất vả của lực lượng y tế. Họ vẫn đang cố gắng cả ngày đêm để phòng, chống dịch”.

Thông tin với phóng viên Tiền Phong, một số phường trên địa bàn thành phố cũng cho biết, ngoài nhiệm vụ hỗ trợ F0 điều trị tại nhà, thời gian này, họ còn làm công tác hoàn thiện hồ sơ cho các trường hợp mắc bệnh để giải quyết các chế độ chính sách liên quan như bảo hiểm, hỗ trợ của cơ quan, đơn vị… Công việc vì thế càng tăng lên, trong khi nhân lực có hạn. Nhiều nơi một nửa lực lượng đã trở thành bệnh nhân COVID-19.

Đại diện lãnh đạo UBND phường Giáp Bát (quận Hoàng Mai) cho biết, hiện lượng bệnh nhân mắc COVID-19 trên địa bàn phường tăng khá nhanh, có những ngày ghi nhận khoảng 100 F0. Nhiều nhân viên y tế, cán bộ phường, lực lượng hỗ trợ đã mắc COVID-19. Một số trường hợp dù là F1 nhưng vẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

“Hiện nay có tâm lý ai rồi cũng thành F0 nên nhiều người đã chủ quan. Có những người dù mắc nhưng không khai báo với y tế phường. Điều này rất nguy hiểm, bởi khi khai báo, nếu có triệu chứng chuyển nặng, việc chuyển tuyến điều trị sẽ đơn giản hơn. Nếu không khai báo, khi chuyển nặng phải nhập viện thủ tục sẽ lâu hơn. Các bệnh viện hiện thực hiện rất nghiêm việc phân tầng điều trị để đảm bảo an toàn”, vị này nói.

Thông tin với phóng viên, lãnh đạo một phường trên địa bàn quận Đống Đa cho biết, phường hiện có khoảng 4.000 trường hợp F0. Phần lớn số cán bộ, nhân viên y tế, nhân viên UBND phường… cũng đã trở thành F0. “Chúng tôi phải chuyển sang chế độ làm việc trực tuyến. Người dân có công việc sẽ liên hệ trực tuyến với phường, sau đó cung cấp hồ sơ để cán bộ phường xử lý trực tuyến. Đến ngày hẹn, người dân có thể đến lấy kết quả”, lãnh đạo phường nói.

“Nếu là F0, người dân cần liên hệ với trạm y tế lưu động, các số điện thoại của trạm y tế… để được hướng dẫn cụ thể. Chúng tôi vẫn đảm bảo hướng dẫn chi tiết việc điều trị cho các trường hợp F0 tại nhà, ra quyết định cách ly, phân phát thuốc, hướng dẫn chuyển viện cho các trường hợp chuyển nặng…”. vị này nói thêm.

Ca nhiễm tăng cao, Bắc Giang cấm cán bộ, công chức ăn uống đông người

Để tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19, giảm nguy cơ dịch lan rộng và khó kiểm soát; đảm bảo hoạt động bình thường của các ban, ngành, cơ quan, đoàn thể trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu các ban, ngành, cơ quan, đơn vị, đoàn thể trên địa bàn tỉnh quán triệt tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tuyệt đối không được tổ chức giao lưu, ăn, uống (kể cả khi tổ chức hội nghị, hội thảo…). Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phải gương mẫu chấp hành và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Tỉnh Bắc Giang cũng chỉ đạo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19; đặc biệt, hạn chế tụ tập, tổ chức ăn, uống đông người.

Công văn nêu, tình hình dịch COVID-19 tại Bắc Giang đang diễn biến rất phức tạp; dịch đã lây lan rộng trong cộng đồng, nhà trường, doanh nghiệp…; cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nhiều người nhiễm bệnh, làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Ngày 22/2, Bắc Giang ghi nhận 2.500 ca mắc COVID-19; ngày 23/2, có 3.000 ca.

Thành phố Hạ Long tạm dừng hoạt động một số dịch vụ sau 1 tuần mở cửa trở lại

Thành phố Hạ Long tạm dừng hoạt động một số dịch vụ sau 1 tuần mở cửa trở lại - Ảnh 1.

Căn cứ vào cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hạ Long, các xã, phường yêu cầu tạm dừng các hoạt động tập trung đông người gồm: các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động lễ, hội… Tạm dừng hoạt động kinh doanh dịch vụ: Karaoke, mát xa, internet, trò chơi điện tử, làm tóc, làm đẹp, phòng tập yoga…

Đây là các dịch vụ vừa được cho phép tái hoạt động từ ngày 16/2 sau khoảng thời gian dài đóng cửa. Riêng đối với các nhà hàng ăn, uống chỉ được bán mang về; tại chợ thực hiện giãn cách và đảm bảo cao nhất các quy định về phòng chống dịch COVID-19.

Các cơ sở giáo dục đào tạo sẽ tiếp tục học trực tuyến, trường mầm non và các cơ sở mầm non tư thục cho học sinh nghỉ học.

Cũng trong ngày 23/2, thành phố Cẩm Phả có văn bản tạm dừng một số hoạt động thiết yếu để phòng chống COVID-19 trong đó tạm dừng việc học trực tiếp, chuyển học trực tuyến ở tất cả các cấp học từ 7h sáng ngày 23/2 cho tới khi có thông báo mới.

Thông tin học sinh Hà Nội lớp 1-6 trở lại trường từ 1/3 là chưa chính xác

Tin sáng 25/2:  - Ảnh 3.

Thông tin đề xuất học sinh lớp 1-6 ở 12 quận nội thành trở lại trường từ 1/3/2022 chưa chính xác (Ảnh: Đỗ Linh).

Thông tin dự kiến đề xuất cho học sinh khối lớp 1-6 ở 12 quận nội thành trở lại trường học trực tiếp được đưa ra tại buổi họp trực tuyến chiều 23/2 giữa Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội với các quận, huyện, thị xã.

Cụ thể, đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, căn cứ diễn biến dịch và thời tiết, đơn vị này sẽ sớm có văn bản đề xuất cho học sinh lớp 1-6 ở 12 quận đến trường từ tháng 3, nếu được UBND TP Hà Nội cho phép.

Tuy nhiên, chia sẻ với PV Dân trí, ông Phạm Xuân Tiến cho biết, Hà Nội chưa có đề xuất phương án đưa học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận học trực tiếp .

Theo ông Tiến, việc đưa học sinh trở lại trường học luôn được Sở GD-ĐT Hà Nội nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng về mọi mặt, trong đó đặc biệt quan tâm đến diễn biến thực tế của dịch COVID-19 trên địa bàn và công tác chuẩn bị của các địa phương, nhà trường với phương châm được đặt lên hàng đầu là bảo đảm an toàn ở mức cao nhất cho học sinh.

Chỉ khi nào tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn, thời tiết ấm áp trở lại và các điều kiện đón học sinh bảo đảm an toàn, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ đề xuất UBND thành phố Hà Nội về lộ trình cụ thể.

Tin ‘học sinh TP.HCM dừng học trực tiếp’ là sai sự thật

Tin sáng 25/2:  - Ảnh 3.

Vừa qua, mạng xã hội đã lan truyền thông tin “Học sinh TP HCM chuẩn bị dừng học trực tiếp. Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức họp khẩn để đưa ra quyết định?”. Nội dung này đã gây hoang mang cho không ít phụ huynh, học sinh.

Liên quan đến vụ việc này, chiều 23/2, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM khẳng định hiện thành phố vẫn tiếp tục tổ chức dạy và học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục theo đúng kế hoạch của UBND TP đã đề ra. Vì vậy, đây là thông tin giả mạo.

Cũng trong chiều 23/2, UBND Thành phố cũng đã có văn bản khẩn gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, UBND TP Thủ Đức và 21 quận, huyện về hướng dẫn kiểm soát dịch COVID-19 trong các cơ sở giáo dục. Hướng dẫn này nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị trường học trong bối cảnh số ca nhiễm tăng, trong đó số ca nhiễm cao ở hai bậc tiểu học và THCS.

Một người có thể nhiễm COVID-19 bao nhiêu lần?

Tin sáng 25/2:  - Ảnh 2.

Cảnh báo tình trạng tái nhiệm COVID-19 tăng cao

Sự xuất hiện của biến thể Omicron đã ảnh hưởng đến nguy cơ nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới, tuy nhiên, các yếu tố khác, ví dụ tỷ lệ tiêm chủng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm COVID-19 lần đầu cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ tái nhiễm COVID-19.

Các báo cáo về việc tái nhiễm COVID-19 đang tăng lên, trong đó có những trường hợp đã tái nhiễm virus 3 thậm chí tới 4 lần. Trẻ em cũng đã có những báo cáo về việc tái nhiễm.

Có những báo cáo về các trường hợp tái nhiễm COVID-19 từ 3-4 lần chỉ trong vòng vài tuần, tuy nhiên UKHSA không tính tái nhiễm COVID-19 thành từng đợt mặc dù cơ quan này có đưa ra định nghĩa về đợt tái nhiễm thứ 3. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, một khi đại dịch còn diễn biến kéo dài, nguy cơ tái nhiễm sẽ càng tăng cao.

F0 tăng cao, người dân chen nhau đi mua thuốc điều trị COVID-19

Số F0 tiếp tục tăng cao, “phố thuốc tây” tại trung tâm TP Hải Phòng tái diễn cảnh người dân chen nhau mua thuốc, thiết bị y tế để điều trị COVID-19 tại nhà.

Diễn biến dịch ngày 23/2: Hệ lụy nghiêm trọng từ việc F0 không khai báo y tế; F0 tăng cao, người dân chen nhau đi mua thuốc điều trị COVID-19 - Ảnh 1.

Nửa tháng sau Tết, TP Hải Phòng tiếp tục ghi nhận hàng nghìn ca mắc COVID-19 mỗi ngày. F0 tăng cao, nhiều người tìm tới các cửa hàng để mua thuốc, thiết bị y tế, điều trị COVID-19.

Diễn biến dịch ngày 23/2: Hệ lụy nghiêm trọng từ việc F0 không khai báo y tế; F0 tăng cao, người dân chen nhau đi mua thuốc điều trị COVID-19 - Ảnh 2.

Ghi nhận trên phố Cát Dài (tuyến phố thuốc tây lớn nhất TP Hải Phòng), hàng loạt cửa hàng thuốc luôn trong tình trạng đông người xếp hàng mua sắm.

Diễn biến dịch ngày 23/2: Hệ lụy nghiêm trọng từ việc F0 không khai báo y tế; F0 tăng cao, người dân chen nhau đi mua thuốc điều trị COVID-19 - Ảnh 3.

Một nhân viên bán thuốc trên phố Cát Dài (Hải Phòng) chia sẻ, bình quân mỗi ngày cửa hàng huy động khoảng 10 nhân viên bán thuốc. Tuy nhiên, lượng khách quá lớn, nhiều thời điểm quá tải, đặc biệt vào các khung giờ gần trưa và chiều muộn.

Diễn biến dịch ngày 23/2: Hệ lụy nghiêm trọng từ việc F0 không khai báo y tế; F0 tăng cao, người dân chen nhau đi mua thuốc điều trị COVID-19 - Ảnh 4.

Các tiệm thuốc đều treo biển yêu cầu khách đeo khẩu trang, sát khuẩn tay và giữ khoảng cách. Tuy nhiên, do nhu cầu quá lớn, người dân chen nhau trước quầy đặt mua thuốc và những thiết bị y tế cần thiết.

K.N (th)

Nguồn: Giadinh.suckhoedoisong.vn

Cùng chuyên mục

Giá Cả Thị Trường

Bài Viết Mới